Phóng sự: Tịnh xá Ngọc Đà - Cõi Phật nơi thành phố ngàn hoa

PSO - Đà Lạt, một thành phố cao nguyên với vẻ đẹp lãng mạn, mộng mơ, người ta thường gọi nơi đây bằng nhiều cái tên trìu mến như thành phố ngàn hoa, thành phố sương mù..., và trong mỗi cái tên đều chất chứa bao tình yêu, quý mến, sự ấm áp đối với mảnh đất này.

Đà Lạt có diện tích khoảng 400km², đồng thời cũng là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng. Đây chính là điểm du lịch thú vị, đặc biệt nhất là thiên đường nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh, được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích.

Trước một phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ đẹp như tranh vẽ, Tịnh xá Ngọc Đà nổi bật như một điểm nhấn, một viên ngọc Phật giáo Khất sĩ giữa thành phố ngàn hoa. Ngôi Tịnh xá Ngọc Đà được tọa lạc tại số 2 đường Tô Vĩnh Diện, phường 7, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

HT.Thích Giác Minh - Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ, Tri sự phó, Trưởng Ban Nghi lễ kiêm Phó ban Tăng sự Giáo đoàn III, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Đà cho biết: “Khi Đức Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập Hệ phái Khất sĩ tại Việt Nam vào năm 1946, Ngài luôn khuyến tấn các hàng đệ tử, chư Tăng Ni trong Hệ phái tiếp tục cất bước du phương hoá độ chúng sinh trên mọi miền đất nước.

Thực hiện theo di nguyện của Đức Tổ sư, Đức Thầy Giác An - Đệ nhị Phó Tăng chủ Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam, vị sáng lập Giáo đoàn III, trên đường hành đạo đến các tỉnh Cao nguyên, đã dừng chân ở Đà Lạt và kiến tạo ngôi Tịnh xá Ngọc Đà. Đây là ngôi tịnh xá Khất sĩ đầu tiên được xây dựng vào những năm giữa thế kỷ 20 trên xứ cao nguyên Langbiang".

Cũng theo HT. Giác Minh: “Lúc bấy giờ, Đức Thầy Giác An trên đường du hóa đến Đà Lạt, nhận thấy nơi đây tĩnh lặng, mát mẻ, rất thích hợp cho việc vừa tu dưỡng tâm linh và giáo hóa dân lành, nên Ngài dụng tâm kiến tạo nơi tu học cho chư Tăng và Phật tử ở đây. Mỗi ngày Ngài khất thực, giáo hóa chúng sanh, tối về tọa thiền nơi gốc cây thông cổ thụ. Nhờ sự gia trì của mười phương chư Phật, nhân dân bách tính được Ngài hóa độ đã phát tâm cúng dường tịnh tài, vật lực, từ đó kiến lập nên ngôi Tịnh xá Ngọc Đà. Hiện nay, trong khuôn viên tịnh xá, chư Tăng vẫn còn giữ được cây thông cổ thụ lịch sử ấy như một báu vật vô giá với sự linh thiêng và tôn kính”.

Từ khi có ngôi tịnh xá và nhờ năng lượng tu tập của chư Tăng, dân chúng trong vùng được Đức Thầy giáo hóa, biết đến Phật pháp, thường lui tới tụng kinh, niệm Phật, công quả, làm điều thiện lành. Cũng chính nhờ nương tựa tâm linh nơi ngôi Tam bảo, đời sống tinh thần của người dân được an tâm, bớt đi não phiền, mỗi ngày được hưng thịnh.

Năm 1983, HT. Thích Giác Minh được bổ nhiệm về trụ trì tịnh xá. Hòa thượng và chư Tăng tu học và chăm sóc ngôi đạo tràng Ngọc Đà mỗi ngày mỗi khởi sắc. Cuối năm 2006, chư Tăng và Phật tử phát tâm trùng tu chánh điện, các hạng mục và mở rộng khuôn viên tịnh xá. Trong hơn hai năm, công trình trùng tu đã hoàn thành với ngôi chánh điện hai tầng uy nghiêm và các công trình như cổng tam quan, Tăng đường, nhà khách, trai đường, am cốc, khu biệt thất chư Tăng. Đặc biệt, công trình “Chốn An Bình” - một thiết kế mỹ thuật với ý tưởng “một Đà Lạt thu nhỏ” đã trở thành một thắng cảnh và là nơi mang lại năng lượng thật sự bình an cho những ai may mắn được chiêm ngưỡng.

Trước mắt chúng ta là ngôi Tịnh xá Ngọc Đà với một kiến trúc tâm linh tuyệt đẹp, cổ kính trang nghiêm như đang khoe dáng cùng tuế nguyệt. Cũng như các ngôi tự viện khác của Hệ phái Khất sĩ, Tịnh xá Ngọc Đà được thiết kế với ngôi chánh điện hình bát giác với ý nghĩa “Bát chánh đạo”. Đây là con đường chân chánh có tám chi, giúp chúng sanh hướng đến một đời sống cao thượng, hạnh phúc. Bát chánh đạo là tám phương tiện vi diệu đưa chúng sanh đến đời sống an lạc, giải thoát, tiến đến địa vị giác ngộ. Những bậc Hiền Thánh nương theo tám phương tiện này để đi đến Niết-bàn, Phật quả.

Bên trong chánh điện là tháp thờ Đức Phật Bổn sư Thích-ca Mâu-ni, phía sau là bàn thờ Đức Tổ sư Minh Đăng Quang, khoảng giữa là không gian ấm áp tôn nghiêm dành cho chư Tôn đức Tăng tụng giới hoặc trao đổi các sự kiện Tăng sự. Gian phòng rộng phía sau là nơi tôn thờ Đức Thầy Giác An và chư vị Đức Thầy, chư Tôn Hòa thượng của Giáo đoàn đã viên tịch. Ở tầng dưới, phía trước là giảng đường rộng rãi để Phật tử mỗi đêm về tụng kinh nghe pháp và phía sau là Nhà thờ Cửu huyền thất tổ cư gia bá tánh.

Tất cả kiến trúc bên trong và phía ngoài của chánh điện, giảng đường đều được trang trí hoa văn, họa tiết phù điêu tinh xảo về các chủ đề hành đạo và hóa đạo của Đức Phật, Đức Thầy và lịch sử phát triển của Hệ phái. Bên cạnh là những tiểu cảnh vườn cây chậu kiểng, các loài cây hoa kiểng đặc trưng của thành phố ngàn hoa được sắp đặt và bố trí hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và thiên nhiên, cách phối màu bố cục đều theo một gam màu nhẹ nhàng hài hòa làm cho người ngắm nhìn có cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai Phật cảnh.

Đà Lạt như một lòng chảo được bao quanh là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Do ảnh hưởng của địa hình và được thiên nhiên ưu ái ở độ cao vô cùng lý tưởng, thành phố Đà Lạt được bao quanh bởi rừng thông xanh bát ngát. Khí hậu dịu mát quanh năm, nhiệt độ trung bình không quá 20-21 độ C, trong những tháng mùa đông không dưới 10 độ C, Tịnh xá Ngọc Đà là nơi lý tưởng để mở các khóa tu thiền. Với sự hướng dẫn của chư Tăng, sau một khóa thiền tập tại đây, người thực hành có thể gặt hái được những hiệu quả lợi ích rất tốt.

Ngày nay du khách, Phật tử thập phương đến với Tịnh xá Ngọc Đà như là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, một chốn quy ngưỡng để học hiểu giáo pháp, đồng thời còn nhận được năng lượng tích cực, làm cho thân khỏe tâm an, một nơi mang lại những giá trị đích thực cho cuộc sống.

Thời khóa tu học và hoạt động Phật sự tại tịnh xá luôn được Hòa thượng trụ trì quan tâm nhắc nhở chư Tăng và Phật tử thực hiện rốt ráo trong mọi thời khắc. Cũng nhờ vậy, nhiều học trò đã và đang là những Tăng Ni trẻ được trưởng dưỡng đạo tâm, tiếp bước con đường hành đạo và hóa đạo của các bậc tiền bối trên khắp mọi miền đất nước ngày nay.

TT.TS Thích Giác Hoàng - Ủy viên HĐTS, Phó ban Văn hóa TƯGHPGVN, Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học, Chánh Văn phòng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh cũng trưởng thành từ nơi đây, cho biết:

“Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển về mọi mặt của xã hội, Tăng Ni trẻ được đào tạo rất bài bản có đủ trí lực, từ đó mới có thể duy trì Phật pháp và thắp sáng ngọn đèn thiền của chư Tổ để lại. Việc tu dưỡng nội lực đạo tâm của các Tăng Ni trẻ vẫn luôn là sự quan tâm của chư Tôn đức. Chính vì vậy, Tịnh xá Ngọc Đà là nơi thường xuyên tổ chức các khóa tu học, truyền bá giáo pháp, nơi tổ chức các hoạt động tập trung của Giáo đoàn III - Hệ phái Khất sĩ trong những năm qua.

Tịnh xá Ngọc Đà với cách bố trí, quy hoạch hài hòa giữa lối kiến trúc cổ kính – hiện đại trong thành phố Đà Lạt thơ mộng đã trở thành điểm du lịch tâm linh lý tưởng và hấp dẫn của tỉnh Lâm Đồng.

Du khách và Phật tử Thập phương đến với Đà Lạt, đến với thành phố ngàn hoa không thể không đến chiêm bái Tịnh xá Ngọc Đà một hòn ngọc tâm linh danh thắng của Phật giáo Khất sĩ. Thắp một nén tâm nhang, dâng lên Chư Phật cõi lòng chúng ta sẽ được nhẹ nhàng thanh lọc những phiền não trong tâm hồn.

Được trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ về giáo lý Phật đà cùng những tâm nguyện của Hòa Thượng trụ trì, cõi lòng chúng tôi cảm nhận được sự bình an và phát khởi niềm tin về một tương lai tươi sáng của đạo pháp và đời sống tâm linh của nhân dân nơi đây.

Tịnh xá Ngọc Đà, quả thật là một công trình tâm linh tôn giáo điển hình của Hệ phái Khất sĩ trên cao nguyên Đà lạt, chốn thiền môn thanh tịnh, sẽ là điểm đến tâm linh, nơi tu tập để thiết lập an lạc, trưởng dưỡng đạo đức và trí tuệ cho mọi người, nơi lưu giữ những giá trị tâm linh, văn hóa truyền thống của Phật giáo và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt nam.

 PV: Tronghaitb

Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online