16/03/2018 08:27

Chư Tôn đức lãnh đạo Ban Hoằng pháp TW chia sẻ Phật pháp tại chùa Tương Mai

Tối ngày 13 tháng 03 năm 2018, nhằm ngày 26 tháng Giêng năm Mậu Tuất, nhận lời thỉnh mời của Ni sư trụ trì, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban hoằng pháp TW, Hòa thượng Thích Minh Thiện – Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban hoằng pháp TW, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Long An, Thượng tọa Thích Minh Nhẫn – Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban kiêm Chánh thư ký Ban hoằng pháp TW, Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang đã quang lâm về chùa Tương Mai – phố Trương Định – HN và thuyết pháp cho Phật tử đạo tràng bản tự.
Nhân dịp đầu xuân năm mới, ba vị lãnh đạo của Ban hoằng pháp TW đã chia sẻ, giảng giải cho đại chúng hiểu về “Bồ đề tâm kiên cố” – xuất phát từ 4 niềm tin quan trọng của người Phật tử quy y Tam Bảo, trong giới luật gọi là thụ tứ bất hoại tín, tức là thụ trì và giữ gìn 4 niềm tin quan trọng: Tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin tịnh giới. Trước tiên, Thượng tọa Thích Minh Nhẫn đã có thời pháp thoại tới Phật tử đạo tràng chùa Tương Mai về “lợi ích của niềm tin” trên tinh thần của 4 niềm tin quan trọng đó.  Thượng tọa chia sẻ “đối với dân tộc ta, từ Bắc vào Nam đều có chung nền văn hóa là cứ vào những ngày đầu xuân, từ đêm giao thừa cho tới hết tháng Giêng đều đi tới chùa lễ Phật, cầu nguyện năm mới bình an tới gia đình và người thân. Đặc biệt tại miền Bắc, có một số nơi còn tổ chức những lễ hội xuân có liên quan tới Phật giáo. Đó là một niềm tin của các thế hệ cha ông đã xây dựng và tạo nên nền văn hóa của dân tộc, trong đó có người con Phật chúng ta. Tới chùa vào ngày đầu năm, tức là chúng ta đã khởi lên niệm thiện, tin vào sự thiện lành, nhìn lên Đức Phật thấy nét từ bi của Ngài, ta cũng cảm nhận được sự từ bi, hạnh phúc, như các cụ có nói “đầu xuôi đuôi lọt”, tức là cả năm đều sẽ có cuộc sống thiện lành, an nhiên, hạnh phúc”. Trong Kinh Tăng Chi, quyển 2 chương 5, Đức Phật đã dạy chư vị Tỳ Kheo rằng người có niềm tin có 5 lợi ích, trong đó lợi ích thứ nhất chính là được thiện hữu tri thức, các vị thiện nhân hoan hỷ, thường hay tới thăm. Lợi ích thứ hai chính là người có niềm tin khi thọ thực và phát tâm cúng dường đều được người có niềm tin thọ nhận. Lợi ích thứ ba chính là khi thân hoại mạng chung sẽ được sinh về cảnh giới an lành.  Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, nếu có niềm tin đặt đúng chỗ, đúng nơi sẽ sinh ra công đức, tạo ra lợi ích ngay trong cuộc sống của mình. Còn nếu ta không có niềm tin đúng vị trí sẽ làm ta đau khổ khôn cùng. Bởi ta không có chính kiến, không có trí tuệ của người con Phật thì niềm tin sẽ trở thành mù quáng, dẫn tới sự đau khổ. Cho nên niềm tin đó phải giới hạn chính là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin tịnh giới. Thượng tọa nhấn mạnh “Quý Phật tử phải có một niềm tin tuyệt đối vào Đức Phật, bởi trí tuệ của Đức Phật là siêu việt, vượt ra khắp tất cả không gian, thời gian và cả khoa học. Từ đó, những điều Đức Phật dạy, gọi là Pháp, chúng ta cũng sẽ phải tin. Bởi chúng ta đến với Phật, đến với chư Tăng cũng chỉ là để chúng ta học hỏi giáo pháp của Đức Phật, chính điều ta học được sẽ ứng dụng vào ngay cuộc sống thực tại, mang lại sự an lạc, tự tại và giải thoát”.  Giá trị trong cuộc sống mỗi người không phải là ở người đó có bao nhiêu tiền, mà chính là người đó có bao nhiêu kinh nghiệm, sự trải nghiệm trong đời. Cho nên mỗi Phật tử chúng ta hơn những người ngoài kia là ở sự trải nghiệm khi tin vào Tam Bảo, tin vào giới luật, sự trải nghiệm khi học hỏi và thực hành giáo pháp của Đức Thế Tôn, và chúng ta có trách nhiệm phải truyền cho những người xung quanh sự hiểu biết của mình, trải nghiệm của mình, giúp họ củng cố niềm tin và sống cuộc sống hạnh phúc, an lành.  Qua đó, Thượng tọa mong các Phật tử hãy thực hành: Không làm các việc ác Siêng làm những điều lành Giữ tâm ý trong sạch Đó là lời Phật dạy Thượng tọa chia sẻ “Người Phật tử tin vào nhân quả, sẽ hiểu được rằng mỗi việc sai đúng đều do chính bản thân tạo nên, tin vào việc mình biết tu tập, biết sửa đổi, thì quả sẽ được an vui bởi “tu là chuyển nghiệp”. Cho nên chúng ta phải phát tâm tin vào nhân quả, tin một cách tuyệt đối vào giáo pháp của Đức Phật, bởi vì Đức Phật là một bậc trí tuệ siêu việt như vậy, ta không được phép hoài nghi. Người học Phật chúng ta không được phép nghi ngờ vào giáo pháp của Đức Phật, bởi Ngài đã giải thích rõ điều này là “đừng nghe những gì ta nói mà hãy quán xét, xem những việc ta nói có mang đến lợi ích và an lành hay không. Nếu có thì hãy thực hiện”. Điều này đã được chứng minh hơn 2500 năm qua, nhiều thế hệ cha ông chúng ta đã trải qua và nghiên cứu hết rồi. Giáo pháp của Đức Phật vẫn tiếp tục phát triển, không chỉ ở Ấn Độ mà còn sang Việt Nam và đi khắp năm châu. Cho nên chúng ta phải có niềm tin tuyệt đối, chính niềm tin đó giúp chúng ta thực hiện một cách tốt hơn về những lời dạy của Đức Từ Phụ, và có vô số những cơ hội trong cuộc sống để làm việc tốt, cho dù không giàu có nhưng luôn được an vui. Chính việc có 4 niềm tin chân chính, trong lòng ta sẽ không có hận thù bởi khi những việc trái ý nghịch lòng đến với mình, lập tức ta sẽ nghĩ ngay tới luật nhân quả, sẽ hiểu đó chính là nghiệp báo của mình, mình phải soi xét và điều chỉnh lại hành động, lời nói và suy nghĩ của mình, chính ngay lúc này mình sẽ không khởi lên tâm sân hận, xấu ác nữa”. Điều thứ 3 Thượng tọa khuyến tấn đại chúng đó là niềm tin vào Tăng bảo. Trách nhiệm của một vị tu sĩ đó là nghiên cứu, ứng dụng được những lời dạy của Đức Phật, rồi từ đó truyền đạt lại cho các Phật tử để Phật tử có được đời sống an lành. Nhưng thời nay, ta phải nhớ “vàng thau lẫn lộn”, phải có niềm tin kiên định với hàng Tăng bảo, bởi xã hội ngày càng phát triển, có một số người dùng những biện pháp để phá hoại hình ảnh của người tu để từ đó phá hoại niềm tin của người con Phật, làm cho tín đồ Phật giáo mất đi thị phần, làm người đời không còn niềm tin với hàng Tăng bảo mặc dù Phật giáo là một tôn giáo có chiều dài lịch sử hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc với tinh thần “Hộ quốc an dân”.
Điều thứ tư, chúng ta phải tin vào giới. Trong đạo Phật, giới là biệt biệt giải thoát. Chúng ta giữ được phần nào là được giải thoát phần đó. Giới giống như một hàng rào để ngăn chặn, Phòng ngừa giúp mình không làm những việc ác. Cuối cùng, Thượng tọa khẳng định rằng “Trong cuộc sống này, chúng ta phải giữ vững kiên cố 4 niềm tin vào Phật – Pháp – Tăng – Tịnh Giới. Được như thế thì chắc chắn rằng trong đời sống của quý vị sẽ có giá trị rất lớn, luôn được an lành dưới ánh hào quang của Đức Phật”. Sau thời pháp thoại của Thượng tọa, Hòa thượng Thích Minh Thiện cũng chia sẻ cho đại chúng hiểu hơn về niềm tin kiên cố. Niềm tin chính là mẹ sinh ra các công đức lành, người Phật tử phải có được 4 niềm tin kiên cố. Nhưng chúng ta phải tin bằng cách nào, căn cứ vào đâu để có được kết quả tốt đẹp như vậy? Có một niềm tin quan trọng và xuyên suốt trong đời chúng ta, là thứ chính yếu chúng ta phải tin đó là nhân quả. Chúng ta phải tin bằng cách có văn, tư và tu. Chúng ta phải nghe, có tìm hiểu rõ ràng trên cơ sở phải tu theo nhân quả, có logic. Sau đó, chúng ta mới có sự áp dụng vào đời sống. Qua đó, Hòa thượng cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của ngôi Tăng Bảo, theo Hòa thượng “Tăng bảo là người khép mình trong khuôn khổ giới hạnh và tinh thần của Phật để làm một bậc mô phạm hoằng dương chính pháp, quay về nương tựa Tăng – đoàn thể những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. Nếu chúng ta hiểu được như vậy thì hãy trân trọng chư tôn đức Tăng Ni bởi họ là những người đã phát nguyện xuất gia, không có gì khác hơn là cố gắng sống thật tốt để xây dựng cuộc đời này, bởi khi mới bắt đầu vào chùa chuẩn bị xuất gia, các vị nghiệp sư sẽ cho đệ tử của mình tập sự trong chốn thiền môn từ 6 tháng cho tới 1 năm hoặc 2 – 3 năm rồi mới cho xuất gia. Xuất gia rồi phải làm tiểu vài năm nữa, học thuộc những oai nghi, quy củ thiền môn và hướng dẫn những phương pháp tu tập để gạt bỏ tham – sân – si, phân biệt được thiện ác rồi mới cho thụ giới, làm Tăng. Cho nên những xác suất để có những sai sót nhất định đối với hàng Tăng trong thế gian này không có nhiều. Chúng ta phải tin chắc điều đó”. Về vấn đề tịnh giới, ta phải hiểu giới là phòng phi chỉ ác. Ví dụ, nếu giữ được giới sát sinh, chính là ta đã nuôi lớn được tấm lòng từ bi và tránh đi họa luân hồi. Nếu giữ được giới không trộm cắp thì ta được phúc báu là không bị mất mát của cải, sẽ gặp nhiều duyên may thành đạt trong cuộc sống đời thường. Nếu giữ được giới không tà dâm, gia đình sẽ hạnh phúc và đem đến hạnh phúc cho gia đình người khác. Nếu giữ giới không nói dối, ta được phúc báu là có niềm tin với tất cả mọi người, nếu nói theo nhân quả thì đời sau, ta có được những lời nói ai cũng tin, ai cũng thương mến. Nếu giữ giới không say sưa nghiện ngập, chúng ta sẽ tránh được những nỗi khổ và tai họa do say sưa nghiện ngập mang lại. Hòa thượng mong rằng “mỗi Phật tử hãy là những người hoằng pháp viên, siêng học giáo lý, siêng tu tập và nhận chân niềm tin của mình trên cơ sở là có thấy, có nghe, có suy nghĩ rồi mới tin bởi những giáo lý của Đức Phật nhằm đưa đến sự an lạc, giải thoát, tăng trưởng từ bi và trí tuệ. Mong đại chúng hãy tiếp tục văn, tư, tu để tin và phát triển phúc duyên công đức do có niềm tin chính tín vào Phật giáo”. Sau lời chia sẻ của Hòa thượng Thích Minh Thiện, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cũng đã nhấn mạnh với đại chúng “niềm tin khiến cho ta có một nhìn nhận chân chính vào giáo pháp Phật. Trong 8 con đường giải thoát, con đường đầu tiên chính là chính kiến. Mình phải có chính kiến chân chính nhìn vào đạo Phật. Mình là người Phật tử, phải có 4 niềm tin chắc chắn vào Phật – Pháp – Tăng – Tịnh giới. Đầu năm, niềm tin đó đã được thể hiện trong kinh Dược Sư phần cuối mà chúng ta đã đọc, đó là lời Đức A Nan bạch Phật rằng “mặt trăng có thể nóng lên, mặt trời có thể lạnh đi, núi Tu Di cũng có thể nghiêng đổ được như lời Đức Như Lai không bao giờ sai”. Chúng ta tin Phật, tin Pháp thì cũng phải tin Tăng. Bởi tăng bao giờ thuyết pháp cũng phải dựa trên tam tạng thánh giáo của Phật để nói chứ không nói linh tinh”. Sau cùng, Hòa thượng khuyến tấn hàng Phật tử “học Phật, nghe các thầy giảng, giáo pháp của Phật như ngọc ma ni đứng mỗi một góc lại thấy một màu khác nhau. Giáo pháp của Phật đều chỉ có một vị duy nhất là vị giải thoát. Cho nên chúng ta phải nghe, nghĩ rồi thực hành đúng như thế. Thực hành theo phương tiện mà làm tất cả mọi điều để làm sao mang lại lợi ích cho hết thảy chúng sinh. Mỗi một chúng sinh chính là một vị Phật tương lai, cho nên khi chúng ta phục vụ cho bản thân mình đầu tiên chính là giúp cho chính vị Phật trong chúng ta được hiển lộ. Mỗi hoằng pháp viên hãy uyển chuyển trong việc giúp mỗi người xung quanh chuyển hóa thân tâm, đừng nóng vội và ép buộc. Mỗi người hãy giữ vững niềm tin kiên cố vào Tam Bảo, vào giới luật, tin vào luật nhân quả, nhất tâm cùng Phật nhất hướng cùng Tăng thì cuộc sống sẽ an lạc, tự tại”.
 
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Nguồn: chuabang.com
Download Android Download iOS
Vĩnh Long: Lãnh đạo GHPGVN viếng tang và trao Giáo chỉ Truy Phong HT. Thích Phước Hạnh

PSO - Chiều ngày 17/4/2024, chư Tôn đức HĐCM HĐTS đã trở về chùa Phật Ngọc Xá Lợi -Tp.Vĩnh Long viếng tang và tuyên quyết định truy phong lên hàng giáo phẩm Hoà thượng cho cố TT. Thích Phước Hạnh uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long.

Vĩnh Long: Chùa Thiên Phước phóng sanh 2 tấn cá ra dòng sông Hậu

Chiều ngày 19/04/2024 (ngày 12/03 năm Giáp Thìn), chùa Thiên Phước (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đã tổ chức cho đạo tràng Phật tử làm lễ phóng sanh tại dòng sông Hậu (đoạn qua huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online