13/10/2019 00:39

Hà Nội: Chùa Bằng bế mạc Pháp hội Dược Sư truyền thống 7 ngày PL.2563 – DL.2019

 
PSO - Như tin đã đưa, ngày 06/10/2019 (nhằm ngày 08/09 năm Kỷ Hợi), tại chùa Bằng (Linh Tiên tự) đã trang nghiêm Khai mạc Pháp hội Dược Sư truyền thống 7 ngày lần thứ XIV PL.2563 – DL.2019. Trong suốt 7 ngày, đông đảo Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa đã vân tập về đàn tràng trang nghiêm nơi chùa Bằng, tinh tấn tu tập theo chương trình của Pháp hội với 3 thời khóa tụng kinh hàng ngày do Hòa thượng trụ trì cùng chư Tôn đức Tăng bản tự làm chủ lễ, và lắng nghe một thời pháp thoại vào các buổi sáng do chư tôn đức giảng sư trong Ban hoằng pháp giảng dạy.
Sáng ngày 12/10/2019, nhận lời mời của Ban Tổ chức, Thượng tọa Thích Giác Hiệp – Ủy viên HĐTS, Ủy viên Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đã quang lâm thuyết giảng cho đạo tràng bản tự với chủ đề “Phát khởi chính tín“.
Mở đầu buổi giảng, Thượng tọa đã chia sẻ cho các Phật tử hiểu rõ phát khởi chính tín nghĩa là mỗi người phải có niềm tin chân chính, nếu tin đúng với lời Đức Phật đã dạy, coi lời dạy của Đức Phật là chân lý, là lẽ sống thì sẽ có được hạnh phúc, an lạc. Trong niềm tin cũng có Chính và Tà. Chính là niềm tin đúng đắn thực hành theo thì sẽ được lợi ích an lạc. Tà tức là tin sai trái thực hành theo sẽ đưa đến khổ đau. Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy “Tín vi đạo nguyên công đức mẫu” nghĩa là niềm tin là nền tảng của đạo, là mẹ của các công đức. Niềm tin là sự nuôi dưỡng các căn lành, có thể giúp thoát khỏi ma đạo, giúp hướng về quả vị bồ đề. Nhờ vào niềm tin, người tu tập không lạc vào đường tà, đường sai trái. Nhờ niềm tin đó trải qua tu tập các vị sẽ đạt được quả vị Bồ đề, giác ngộ.

Từ đây, Thượng tọa đã giải thích và phân tích cho đại chúng hiểu rõ về niềm tin chân chính, có 10 điều Đức Phật dạy chớ vội tin, đó là: đừng vội tin một vấn đề khi vấn đề đó phù hợp với truyền thuyết, chớ vội tin vào một điều mà điều đó phù hợp với truyền thống, chớ vội tin vào một điều gì mà điều đấy được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền, chớ tin vào những điều mà điều đấy được ghi chép vào trong sách, chớ vội tin vào một điều mà điều đó phù hợp với lập trường của mình, chớ vội tin vào một vấn đề mà vấn đề đó dựa trên một lý thuyết siêu hình, chớ vội tin vào một vấn đề mà vấn đề đó chưa đủ chứng cứ, chớ vội tin vì điều đó phù hợp với định kiến của mình, chớ vội tin vào một vấn đề mà vấn đề đó được một sức mạnh quyền uy ủng hộ, chớ vội tin vào những lời thuyết giảng của các nhà truyền giáo hay đạo sư của các vị.

Khi nghe giảng hay đứng trước một vấn đề nào đó, các vị phải có trí tuệ, quán sát, suy tư, kiểm nghiệm lời dạy đó là thiện lành, là đạo đức hay không, được người trí tán thán hay không. Nếu sống và thực hành theo điều đó được an lạc, lợi ích thì các vị nên đặt niềm tin kiên cố vào điều đó. Đức Phật dạy người tu hành cần tin vào khả năng giác ngộ của chính mình, Đức Phật chỉ ra con đường và dạy chúng ta làm thế nào để đạt được tính giác của mình. Sự khác biệt giữa chúng sinh với Phật là: Phật là bậc đã xa lìa được tham sân si, những phiền não, nhiễm ô. Đối với chúng sinh thì những phiền não, nhiễm ô còn tác động, ảnh hưởng. Cho nên chúng ta chưa đạt được tính giác. Những tính giác vẫn còn tiềm ẩn trong chúng ta. Tin “Phật, Pháp, Tăng”, tin Phật là nhân vật lịch sử có thật, một bậc vĩ nhân, một bậc giác ngộ. Ngài đem giáo pháp để dạy cho chúng sinh và Ngài hy vọng mỗi chúng sinh sẽ đạt được như Ngài. Tin vào Pháp, tin vào lời dạy của Đức Phật phù hợp với căn cơ, đạo lý, trình độ với mọi người, lời dạy của Đức Phật phù hợp với lối sống tu tập và chúng ta nương vào đó sẽ đạt được an lạc, hạnh phúc trong đời này và cả trong đời vị lai. Tin vào Tăng, là đoàn thể đệ tự xuất gia theo Đức Phật, sống với tinh thần lục hòa, là người truyền bá giáo lý của Đức Phật. Chư Tăng là người tiếp nối, gìn giữ mạng mạch Phật pháp. Đó là vai trò của chư Tăng, nên chúng ta phải tin vào tăng. Ta phải phân biệt rõ tác hại của niềm tin sai trái, phải hiểu rõ lợi ích của niềm tin chân chính. Niềm tin như hạt giống nảy mầm, người sống không có niềm tin như hạt giống đã chết không có sự sống. Khi đặt niềm tin vào vấn đề nào đó, khi nghe một vấn đề nào đó, chúng ta cần có sự quán sát, suy tư kiểm nghiệm. Khi chúng ta sống, thực hành theo thấy lợi ích, an lạc và thiện lành, được bậc trí tán thán, thì chúng ta đặt niềm tin kiên cố bất động vào đó. Tin vào Tam Bảo, tin vào Đức Phật là nhân vật có thật và đã tìm ra con đường đúng, đi theo con đường đó sẽ đạt được giác ngộ. Tin vào giáo pháp lời dạy của Ngài trong 45 năm thuyết pháp để lại lời dạy đó liên quan đến đạo đức, lối sống. Tin vào chư Tăng – những vị giữ vai trò tồn vong của Phật pháp. Tin vào khả năng giác ngộ, giải thoát của mỗi người như tinh thần kinh Pháp Hoa, Đức Phật đã dạy “Đức Phật là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”.

Qua đó, Thượng tọa giảng sư mong rằng người Phật tử sẽ hiểu rõ những lợi ích của niềm tin đúng đắn, chân chính, có niềm tin kiên cố vào Phật pháp và thường thực hành lời dạy của đức Phật để có được lợi ích an lạc. 

Sau hơn một giờ đồng hồ, buổi chia sẻ pháp thoại của Thượng tọa Thích Giác Hiệp đã kết thúc trong niềm hoan hỷ vô biên của toàn thể đạo tràng có mặt tại chùa Bằng hôm nay.

Tiếp theo, dưới sự chủ lễ của Hòa thượng trụ trì cùng chư Tôn đức Tăng, toàn thể đại chúng tiếp tục trì tụng Kinh Dược Sư bằng tất cả sự chí thành chí kính của những người con Phật, hồi hướng cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân dân ấm no hạnh phúc.

Buổi trưa, hàng Phật tử cùng nhau thiền hành về trai đường, thực hiện nghi thức cúng Ngọ, dùng cơm chay trong chính niệm, tỉnh thức.

Đến đầu giờ chiều, đại chúng tiếp tục trì tụng kinh Dược sư, sau đó dâng biểu tạ đàn, cúng chúc thực, bá thí âm linh cô hồn để kết thúc Pháp hội. Thật đúng với lời Kinh Dược Sư chỉ dạy, Tài Pháp nhị thí, lợi ích chúng sinh.

 

Diệu Tường 

The post Chùa Bằng bế mạc Pháp hội Dược Sư truyền thống 7 ngày PL2563 – DL2019 appeared first on Phật Sự Online Miền Bắc.
Download Android Download iOS
Vĩnh Long: Lãnh đạo GHPGVN viếng tang và trao Giáo chỉ Truy Phong HT. Thích Phước Hạnh

PSO - Chiều ngày 17/4/2024, chư Tôn đức HĐCM HĐTS đã trở về chùa Phật Ngọc Xá Lợi -Tp.Vĩnh Long viếng tang và tuyên quyết định truy phong lên hàng giáo phẩm Hoà thượng cho cố TT. Thích Phước Hạnh uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long.

Vĩnh Long: Chùa Thiên Phước phóng sanh 2 tấn cá ra dòng sông Hậu

Chiều ngày 19/04/2024 (ngày 12/03 năm Giáp Thìn), chùa Thiên Phước (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đã tổ chức cho đạo tràng Phật tử làm lễ phóng sanh tại dòng sông Hậu (đoạn qua huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online