28/03/2018 22:02

Chùa Linh Sơn đúc đại hồng chung nặng 1 tấn

GNO - Sáng 25-3, chùa Linh Sơn (thôn Đồng Tràm Bắc, xã Hương An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã trang nghiêm tổ chức lễ chú nguyện rót đồng đúc đại hồng chung nặng 1 tấn.

Quang lâm chứng minh có HT.Thích Huệ Thông, Chứng minh BTS Phật giáo huyện Duy Xuyên; ĐĐ.Thích Đồng An, Trưởng BTS GHPGVN huyện Quế Sơn, cùng chư tôn đức Tăng Ni, trú trì các tự viện trong và ngoài huyện Quế Sơn và đông đảo Phật tử xa gần tham dự.

Chùa Linh Sơn đúc đại hồng chung nặng 1 tấn
Trang nghiêm bạch Phật tại lễ chú nguyện đúc đại hồng chung

Đại hồng chung nặng 1.000kg, với kinh phí 500 triệu đồng do nhóm nghệ nhân đến từ cơ sở đúc đồng tại TP.Huế chế tác.

Buổi lễ diễn ra trang nghiêm và thành tựu viên mãn dưới sự gia hộ của mười phương chư Phật và sự chứng minh chú nguyện, trì kinh của chư tôn đức trong niềm hoan hỷ của bà con Phật tử và nhân dân địa phương.

Được biết, chùa Linh Sơn còn gọi là chùa Bà Đá, chùa Cây Thị hay chùa Đồng Tràm.

Vào năm 1460, sau khi khai sơn lập ấp tại vườn cây Thị, người dân ở nơi đây đã phát hiện có 1 tượng bằng đá, dân làng thường gọi là tượng đá mọc. Từ đó, dân làng lập một cái am nhỏ để tiện việc thờ cúng và gọi là chùa Bà Đá.

Mãi đến năm 1710 thiết lập bộ điền, thổ trích vườn chùa được 1 mẫu (tại vườn cây Thị) và mẫu ruộng hương hỏa ở Đồng Tràm Đưng, cùng với sự phát tâm của một số tín đồ và dân để lập chùa. Năm 1720 chùa được xây dựng và lấy tên là Linh Sơn.

Chùa được xây dựng trên 1 mẫu đất, ngôi chánh điện xây theo lối kiến trúc tam gian nhị hạ, ngoài ra còn có nhà đông, nhà tây, có cổng tam quan, tường rào được xây dựng thành 2 lớp nội ngoại - ngoại thành xây dựng bằng đá, nội thành xây bằng gạch. Chùa xây về hướng Tây Bắc, cổng tam quan có hai câu đối: “Sơn địa duyên tu dưỡng tánh. Đồng hòa thiện cảm nguyện rèn tâm”.

Lúc bấy giờ có ĐĐ.Thích Như Phước (Phạm Đức Nho) làm trụ trì, sau khi Đại đức viên tịch, chùa do Phật tử pháp danh Thị Mai (Đinh Thị Hiếu) tu học và trông coi nhang khói.

Trong chánh điện, chùa tôn trí tượng Tam Thế Phật và Bát Bộ Kim Cang, ngoài ra còn có vị tượng bằng đá cao 80cm, gọi là Thạch nữ tiên cô, 1 tay cầm thẻ bài và tay cầm chuỗi hạt, cưỡi trên con sư tử.

Đến năm 1760, chùa lại không người trông coi, qua thời gian chùa đã hoan phế và điêu tàn.

Từ năm 1760 đến năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền, chùa không ở trong kế hoạch tiêu thổ khánh chiến, chùa tận dụng làm nơi cơ quan của 5 xã liên hoan huyện Quế Sơn.

Năm 1955, phong trào chấn hưng Phật giáo được phát khởi, tại làng Đồng Tràm Phật giáo cũng từng bước đi lên. Năm 1959, Phật tử Đinh Dương và Đinh Thị Học hiến cúng đất, bà con Phật tử đồng phát nguyện trùng tu lại ngôi chùa trên nền móng cũ theo lối tam gian nhị hạ có hậu tẩm, tiền đường và có cổng tam quan.

Năm 1969, do chiến tranh tàn phá, chùa bị ảnh hưởng nặng nề, hư hỏng hoàn toàn chỉ còn lại tôn tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Vào những năm của thập niên 60 - 70 (thế kỷ 20), bà con Phật tử về chùa sinh hoạt tu tập rất đông (khoảng hơn 500 tín đồ) và đây cũng là nơi mà chư vị tôn túc như cố HT.Trí Minh, HT.Long Trí, HT.Như Luận… thường xuyên được thỉnh mời về đây giảng đạo và quy y cho đồng bào Phật tử tại địa phương.

Đến tháng 4-1971, chùa được trùng tu và tổ chức khánh thành an vị Phật vào tháng 7 cùng năm này. Sau lễ khánh thành và an vị Phật không được bao lâu thì vào tháng 12-1971, chùa lại tiếp tục bị chiến tranh tàn phá, trở thành bãi chiến trường điêu tàn và hoang vắng.

Chùa Linh Sơn đúc đại hồng chung nặng 1 tấn
Nghệ nhân đúc đồng chuẩn bị rót đồng vào khuôn

Năm 1975, đất nước được thống nhất, hòa bình lập lại chùa sinh hoạt trở lại bình thường. Đến năm 1978, khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển kinh tế, chùa trở thành Hợp tác xã Nông nghiệp I, Quế Phú. Lúc bấy giờ, chùa trở lại cảnh điêu tàn và hoang phế, tường rào cổng tam quan đều bị sang bằng để làm Hợp tác xã, diện tích đất của chùa chỉ còn lại 100m2 để làm nơi thờ tự, còn diện tích đất còn lại Hợp tác xã tận dụng làm kho lương thực, nhà truyền tin, làm sân phơi Hợp tác xã.

Năm 2002, Ban hộ tự cùng Phật tử vận động trùng tu để tạm sinh hoạt lễ bái hằng ngày. Năm 2006, được sự quan tâm của Giáo hội Phật giáo huyện Quế Sơn, chính quyền nhà nước cấp lại cho chùa được 626m2 diện tích đất và tiến hành khởi công xây dựng tăng đường và khách đường vào tháng 9-2011.

Năm 2012, được sự đề cử của Giáo hội, ĐĐ.Thích Thông Nguyện, tăng chúng tổ đình Vạn Đức (TP.Hội An) phát nguyện về đây đảm nhận trụ trì để hướng dẫn Phật tử tu học cũng như từng bước trùng tu lại ngôi chùa, cũng trong năm này chùa khởi công kiến thiết ngôi chánh điện.

Sau khi hoàn thành ngôi chánh điện, chùa được đổi tên chùa Đồng Tràm thành chùa Linh Sơn vào năm 2013.

Thông Từ
(Ban TTTT PG Quảng Nam)

Nguồn: www.giacngo.vn
Download Android Download iOS
Vĩnh Long: Lãnh đạo GHPGVN viếng tang và trao Giáo chỉ Truy Phong HT. Thích Phước Hạnh

PSO - Chiều ngày 17/4/2024, chư Tôn đức HĐCM HĐTS đã trở về chùa Phật Ngọc Xá Lợi -Tp.Vĩnh Long viếng tang và tuyên quyết định truy phong lên hàng giáo phẩm Hoà thượng cho cố TT. Thích Phước Hạnh uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long.

Tấm lòng của Cỏ

Trong Ngày hội Tình nguyện quốc gia vừa rồi, Long An có 2 cá nhân được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng bằng khen. Trong đó, có Đại đức Thích An Nhất - Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Cỏ Bốn Lá (Cỏ) - tập thể được khen thưởng nhiều lần trước đó.

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online