06/10/2020 17:02

Chùa Vàng Thiên Trúc - Chùa Tháp Tường Long nơi hội tụ tinh hoa của Phật giáo

PSO - Cổ nhân có dạy: “Hữu Long tắc linh” Ý muốn nói là nơi nào có “Rồng” vùng đất ấy sẽ rất linh thiêng. Khu di tích lịch sử văn hóa Phật giáo chùa Tháp Tường Long, tọa trên đỉnh Mẫu Sơn (phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng), một ngọn núi có độ cao hơn 100m so với mặt nước biển, núi nằm sát với bờ biển – biển ôm núi trông giống như đầu một con “Rồng” ngày xưa còn có tên gọi là núi đầu rồng.

Nơi đây có ngôi chùa Tháp Tường Long toạ lạc. Chùa được xây dựng vào thời Lý, một Triều đại đã hưng thịnh vì biết tôn kính và phát triển những giá trị của Phật giáo. Theo dấu tích khảo cổ năm 1978 và năm 1998 trên những viên gạch xây dựng đều có hàng chữ Nho ghi “Lý Gia Đệ Tam Đế Long Thụy Thái Tình Từ Niên Tạo”. Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ thì chùa được xây dựng vào năm đó.

Theo sách "Đại Việt sử lược" thì năm Mậu Tuất 1057, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân ghé lại nơi đây. Ngài nằm mộng thấy “Thấy rồng vàng hiện lên". Để ghi nhớ điều lành Ngài liền cho dựng tháp ở nơi đây để thờ Phật và ban cho ngọn tháp cái tên “Tháp Tường Long”.

Trải qua thời gian nhiều thế kỷ, sự khắc nghiệt của nhiên và tàn phá của chiến tranh giặc dã, ngôi Chùa chỉ còn là phế tích!

Trong bài phú “ Tháp Sơn hoài cổ” có câu:

Cổ tháp di khư loạn thảo lôi Dục vương khứ hậu ủy uyên đồi Thiên quân bảo thí minh lưu thủy Cửu cấp phù đồ hóa kiếp hôi.

Tạm dịch là:

Tháp cổ trơ nền cỏ lấp bồi Dục vương đổ nát sau hoang thôi Ngàn cân chuông báo kêu trong nước Chín tầng ngọn tháp hóa than rồi”.

Được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp Chính quyền TP hải Phòng , quận Đồ Sơn và Hòa Thượng Trụ trì Thích Quảng Tùng, năm 1990 chùa Tháp Tường Long đã được phục dựng trên nền Chùa cũ, đến năm 2017 được khánh thành, diện tích xây dựng trong khuôn viên rộng khoảng 2.000 m2. Chùa tọa trên đỉnh núi hướng ra biển (Đây gọi là tọa sơn hướng thủy) bên tả có thanh long - bên hữu có bạch hổ,  theo Hòa Thượng Trụ trì thì nơi đây thật đúng là một nơi đắc địa, để trấn yểm mặt phía đông cho Quốc gia được hưng thịnh và trường tồn.

Chùa được thiết kế theo kiến trúc theo kiểu thuần Việt, nội công ngoại quốc, vật liệu xây bằng đá và gạch đất nung, mái uốn cong lợp ngói mũi mầu đỏ, các họa tiết hoa văn trang trí đều theo mẫu hoa văn thời Lý: Có tòa Chánh điện - ngọn Tháp cao Chín tầng - nhà Tổ - khu nhà Tăng - Hội trường - Trai đường và các công trình phụ trợ khác..

Tam quan ngoại được thiết kế theo lối kiến trúc mở, với bốn trụ cổng bằng đá đục chạm hoa văn tinh xảo. Tam quan nội và tường lan can có 3 cửa chính và khung bằng gỗ lim hài hòa cùng Tam bảo. Tiền đường chùa gồm 5 gian, trong có 20 pho Tượng đồng nặng hơn 20 tấn được đặt trong nhà Tam bảo. Chùa có 1 quả chuông lớn nặng 1 tấn được mô phỏng theo chuông chùa Vân Bản của Đồ Sơn. Quả chuông được đúc trực tiếp trên đỉnh núi Ngọc với sự đóng của hàng nghìn Tăng, Ni, Phật tử và khách thập phương.

Không gian thờ tự được thiết kế hài hòa với thiên nhiên. Các các pho tượng La Hán và hàng cây Tùng cổ thụ đan xen càng làm tôn vẻ uy nghiêm cho ngôi chùa.

Từ trên cao nhìn xuống ngôi chùa như chốn tiên cảnh nơi trần thế uy nghiêm mà thanh tịnh với vẻ đẹp hoà quện giữa thiên nhiên và kiến trúc. Chùa Tháp đẹp và uy nghi giống như những thiên binh đứng để canh giữ cho sự yên bình của nhân gian.

Điểm nhấn của công trình chùa Vàng Thiên Trúc đó ngoài được dát vàng bên trong chùa còn thờ 2 pho Tượng Phật “Ngọc” . Đây là một công trình tâm linh mang một nét văn hóa Phật giáo nối liền giữa cổ và kim truyền thống và hiện đại, bởi đó chính là công trình đặc biệt nằm trong quần thể di tích đặc biệt.

Chùa vàng Thiên Trúc là biểu trưng của cõi Phật vừa là nơi phục vụ việc tâm linh tín ngưỡng cho nhân dân, còn có tác dụng trấn yểm cho Quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa nhân khang vật thịnh.

Sau một thời gian xây dựng, ngày 04/10/2020 nhằm ngày (18/08/Canh Tý), Hòa thượng Trụ trì, cùng với Chính quyền và nhân dân Phật tử đã tổ chức lễ Thượng lương (Cất nóc) An vị Long cốt ngôi chùa.

Sau lễ niêm hương bạch Phật  Hòa Thượng chủ lễ cùng quý chư Tôn đức trì trú gia trì nhờ công đức của chư Phật cho ngôi Chùa được trường tồn. Tiếp đó là lễ An vị Long cốt Chùa Vàng Thiên Trúc và An vị Tượng Phật Ngọc được diễn ra với các nghi thức của Phật giáo. Buổi lễ được tổ chức trong niềm hoan hỷ của mười phương chư Phật, chư tôn đức Tăng, Ni các vị đại biểu quan khách và hàng ngàn bà con nhân dân Phật tử cùng tham dự.

Được biết công trình kiến trúc ”chùa Vàng Thiên Trúc” nằm tại khu di tích đặc biệt chùa Tháp Tường Long đã được Bộ Văn hóa cấp Bằng Di tích cấp Quốc gia. Đây là một trong những danh thắng Phật giáo điển hình của TP. Hải Phòng - nơi tụ hội hồn thiêng sông núi sẽ mãi mãi trường tồn cùng sự phát triển của Đạo pháp và Dân tộc Việt.

Tronghaitb

Download Android Download iOS
Bình Thuận: Thiền viện Trúc Lâm Chánh Thiện tổ chức khám bệnh, tặng quà đến các hộ có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương

PSO - Hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước và 138 năm ngày Quốc tế lao động, Thiền viện Trúc Lâm Chánh Thiện (Hàm Tân, Bình Thuận) kết hợp với đoàn Y, Bác sĩ phòng khám Đa khoa Trí Việt (TP.HCM) tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc và tặng quà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ có hoàn cảnh khó khăn tại địa p

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online