23/02/2019 21:59

Hà Nam: Chùa Tam Chúc công trình Thế kỷ - Chạy đua cùng thời gian khi Đại Lễ Vesak 2019 cận kề

PSO - Những ngày đầu năm mới khi đất trời của mùa Xuân trăm hoa khoe sắc, những giọt mưa phùn đặc trưng của khí hậu miền Bắc rơi, những mầm non, những nụ hoa đang nhú khỏi cành, từng đoàn du khách nối hàng dài đi du Xuân, đi lễ chùa là một nét đẹp văn hóa của người dân đất Việt. Trước nét đẹp đó Nhà nước cho phép các tổ chức Tôn giáo xây dựng  cơ sở mới và tu sửa các công trình tâm linh cho hoàn thiện khang trang, đây là niềm hoan hỷ cho các Tín đồ Phật giáo, cũng như sự phát triển tất yếu, khi lấy phương châm phát triển về kiến trúc Phật giáo.

Đến với công trình  xây dựng chùa Tam Chúc huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, những ngày này mới thấy hết được sức mạnh của “ Đạo pháp -  Dân tộc". Một đại công trình xây dựng chùa Tam Chúc thuộc địa phận thị trấn Ba Sao, 3 thôn: Vồng, Khuyến Công và Khả Phong thuộc xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Diện tích là gần 5.000 ha.

Toàn bộ nhân lực của Tập đoàn Xuân trường những con người ưu tú nhất, máy móc hiện đại nhất, đang ngày đêm làm 3 ca liên tục, những hàng cột đá nặng hàng trăm tấn được tập trung về công trình mọi người đang chạy đua nước rút với thời gian, để hoàn thành đúng tiến độ. Nơi đây sẽ đăng cai tổ chức Đại Lễ VESAK Liên Hiệp Quốc năm 2019. Một vinh dự lớn và vô cùng ý nghĩa của đất nước nói chung, những tín đồ Phật tử nói riêng.

Mặc dù công trình đang gấp rút thi công những hạng mục cuối cùng, bà con nhân dân Phật tử trên mọi miền Tổ quốc đã  lần lượt về Tam Chúc những ngày này để tham quan chiêm bái và góp một phần nhỏ bé của mình để xây dựng công trình chùa Tam Chúc thành khu du lịch tâm linh tầm cỡ thế giới.

Phấn đấu đến năm 2030, khu du lịch Tam Chúc trở thành nơi Tâm linh với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cùng với các cụm du lịch phụ cận, trở thành trung tâm du lịch song hành  với các vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải Đông Bắc .

 Quần thể chùa Tam Chúc ở huyện Kim Bảng (Hà Nam) nằm ở vị trí có núi đá bao quanh, hồ nước gần 1.000 ha được nhiều du khách ví như "vịnh Hạ Long trên cạn".Tam Chúc là vùng núi đá vôi ngập nước rất độc đáo, với phong cảnh nước non hùng vĩ. Đặc biệt nơi đây vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, sơn thủy hữu tình, đẹp như cõi mộng. Từ trên cao nhìn xuống, Tam Chúc như một bức tranh thủy mặc khổng lồ với những đường nét hoàn toàn tự nhiên do tạo hóa sắp đặt. Tam Chúc còn được rất nhiều nhà phong thủy đánh giá là vùng đất địa linh bởi ở thế lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ. Bởi thế, Tam Chúc được ví như "Vịnh Hạ Long” trên cạn.

Chùa Tam Chúc là một trong những công trình toạ lạc trên diện tích gần 5.000 ha của Khu Du lịch Tam Chúc, dựa vào núi hướng ra hồ nước được đánh giá là ngôi chùa rất đặc biệt, “tiền lục nhạc, hậu thất tinh”. Chùa Tam Chúc, mặt trước hồ là nước ngọt tự nhiên, nằm trong số những hồ nước tự nhiên rộng nhất nước ta, với dãy núi đá vôi bao bọc quanh khu hồ. Giữa lòng hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên, tạo thành những hình thế kỳ vĩ. Dân gian lưu truyền sự tích 6 quả núi gọi là lục nhạc, địa thế đẹp của một vùng địa linh sơn thủy hữu tình, có núi có hồ. Mặt sau, hậu thất tinh nghĩa là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng về ban đêm.

Một điều đặc biệt nữa, Chùa Tam Chúc được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề. 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam. Ngoài ra, Chùa Tam Chúc còn thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn.

Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế. Những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích, kích thước rất lớn. Đáng chú ý, Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh đang được thi công bởi những nghệ nhân Ấn Độ giáo có thiết kế hết sức công phu. Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc.

Quần thể khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao thực sự là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, bởi nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la. Nhiều du khách bị thu hút bởi vẻ đẹp hòa quyện giữa núi đá, hồ nước của quần thể chùa Tam Chúc Diện tích mặt nước là điểm nhấn quan trọng của quần thể chùa Tam Chúc, nhiều du khách dự đoán chủ đầu tư sẽ xây dựng bến thuyền để phục vụ khách tham quan, đi lễ chùa, chiêm bái.

Chùa Tam Chúc cổ là ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh với phong cảnh sơn thủy hữu tình. Trải qua dòng thời gian thăng trầm, khu di tích này đã bị xuống cấp và chỉ còn lại dấu tích. Hiện tại, ngôi chùa đang được xây dựng lại.

Chùa được thiết kế cầu kỳ, những ngôi điện, các pho tượng tại đây có diện tích, kích thước rất lớn. Hàng vạn du khách đã đến tham quan, chiêm bái tại ngôi chùa "lớn nhất thế giới" này. Mặt nước với núi đá bao bọc phía trước chùa Tam Chúc. Nhiều công nhân xây dựng đến từ Ấn Độ tham gia thi công tại ngôi chùa này trong 3 năm qua. Các thợ đục đá chuyên nghiệp đang hăng say hoàn thiện những công việc cuối cùng. Nhiều hạng mục trước điện thờ vẫn đang thi công dang dở. Mặc dù đang trong quá trình thi công nhưng đã có hàng vạn người đến tham quan, chiêm bái tại ngôi chùa "lớn nhất thế giới" trong những ngày đầu năm Kỷ Hợi 2019.

PV :Trọng Hải

 

Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online