Hà Nội: Ấm áp đêm hoa đăng với chủ đề "Con về bên Phật" tại chùa Đình Quán

Tối ngày 7/12/2019 ( nhằm ngày 12/11 Kỷ Hợi), trong tiết trời se lạnh mùa đông, tổ Đình Phúc Quang - chùa Đình Quán - huyện Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức đêm hội hoa đăng kính mừng khánh đản Đức Phật A Di Đà. Đây chính là chương trình nằm trong khóa tu hai ngày 7 - 8/12/2019 với chủ đề "Con về bên Phật".
Đúng 18h30, toàn thể đại chúng đã cất cao tiếng niệm "Nam Mô A Di Đà Phật", chắp tay búp sen trang nghiêm cung đón chư Tôn đức quang lâm lễ đài.
Chứng minh buổi lễ có: Thượng tọa Thích Tiến Đạt - Cố vấn trường Trung cấp Phật học thành phố Hà Nội, trụ trì chùa Đại Từ Ân (Hà Nội); Ni sư Thích Tịnh Quán - Ủy viên Ban Hoằng Pháp TƯ GHPGVN, Trụ trì chùa Đình Quán cùng chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các chùa, và sự hiện diện của đông đảo quý thiện nam tín nữ Phật tử gần xa cũng đã về tham dự buổi lễ.
Văn nghệ cúng dàng
Ban nghi lễ tác bạch cung rước chư Tôn đức quang lâm lễ đài
Nghi thức niệm Phật cầu gia hộ
Trong không khí trang nghiêm, thành kính, toàn thể đạo tràng đã nhất tâm thực hiện nghi thức dâng trầm hương cúng dàng Đức Từ Phụ.
Đức Phật A Di Đà - vị giáo chủ cõi Tây phương Cực Lạc là vị Phật đã phát 48 lời thệ nguyện rộng lớn để tiếp dẫn, cứu độ chúng sinh. Những lời thệ nguyện của Ngài bao trùm khắp pháp giới, dung chứa chúng sinh khắp ba cõi, bốn loài. Với tình thương không hạn lượng và trí tuệ vô biên, cõi Tây phương của Ngài đã trở thành Lạc quốc để cho chúng sinh quay về nương tựa, tu tập giải thoát.
Giây phút lắng đọng tâm tư, tất cả những người con Phật như đang cùng chung một nhịp đập nơi trái tim, cùng chung một hạnh nguyện cầu sinh Tây Phương Cực Lạc, cùng chung một tiếng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, hướng lòng thành kính về Đức Từ Phụ dâng hoa cúng dàng. Dưới sự hướng dẫn của quý Thầy, mỗi người tay cầm một bông cúc vàng dâng lên cúng dàng chư Phật, đồng nhất tâm cầu nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Màu vàng của hoa tượng trưng cho sự giác ngộ giải thoát, màu của con đường chính pháp, màu của ánh đuốc trí tuệ soi sáng bước chân tìm về bến giác.
Tại đây, Thượng tọa Thích Tiến Đạt đã có lời đạo từ, giảng giải cho đại chúng hiểu thêm về Đức Phật A Di Đà qua ý nghĩa của ngày khánh đản 17/11 âm lịch và 48 lời đại nguyện của Ngài, nguồn gốc của Pháp môn Tịnh Độ. Từ đó, hàng Phật tử có thể hiểu rốt ráo hơn và hành trì tinh tiến pháp môn Tu Tịnh Độ để chuyển hóa cuộc sống Ta Bà thành Cực Lạc nở hoa.
Theo Thượng tọa, thông thường, mọi người đều nghĩ rằng 17/11 hàng năm là ngày kỷ niệm khánh đản của Đức Phật A Di Đà. Nhưng nếu đọc hết trong Tam tạng kinh điển thì không có chỗ nào nói Đức Phật A Di Đà sinh vào ngày 17/11. Đức Phật A Di Đà thành Phật đến nay đã 10 kiếp. Ngài không phải thành Phật ở thế giới Ta Bà này, cho nên chúng ta không biết được ngày sinh của Ngài. Trong các kinh điển mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu, chỉ giới thiệu công hạnh tu hành và thế giới cực lạc, cũng không nói đến điểm nào là ngày sinh của Đức Phật A Di Đà. Vậy ngày 17/11 chính là kỷ niệm ngày sinh của vị Tổ sư được gọi là khai tông của Pháp môn Tịnh Độ. Đó là ngài Thiện Đạo. Xưa nay chúng ta cứ nghĩ rằng người sáng lập, khai tông ra pháp môn Tịnh Độ là ngài Tuệ Viễn. Nhưng ngài Tuệ Viễn chỉ tu Tịnh Độ chứ không khai pháp Tịnh Độ. Còn người khai pháp Tịnh Độ, lập tông Tịnh Độ, giảng thuyết Tịnh Độ, chỉ dẫn pháp tu Tịnh Độ là Đại sư Thiện Đạo. Thế giới Phật học thừa nhận Ngài đích thực là Tổ sư khai tông của pháp môn Tịnh Độ. Người ta cho rằng Ngài chính là hóa thân của Đức Phật A Di Đà, và lấy ngày khánh sinh của Đại sư Thiện Đạo làm ngày kỷ niệm Đức Phật A Di Đà đản sinh.
Thượng tọa chia sẻ thêm "Giáo lý Tịnh Độ thuần túy căn cứ vào Kinh Phật Thuyết A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ, bản Vãng Sinh Luận. Hợp lại là tam kinh nhất luận. Người chỉ ra con đường tu Tịnh Độ phải kể đến Đại sư người Ấn Độ là Bồ Tát Long Thọ, là người khởi xướng pháp môn tu Tịnh Độ bắt nguồn từ Ấn Độ. Ngài Long Thọ được gọi là bậc Bồ Tát tập đại thành toàn bộ giáo điển của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài Long Thọ đã nghiên cứu toàn bộ giáo điển của Phật, và có chỉ ra 2 con đường tu tập căn bản trong giáo lý của Đức Phật đó là "dị hành đạo" và "nan hành đạo", là 2 con đường dễ đi và khó đi. Bồ Tát Long Thọ chỉ ra, trong tất cả các phương pháp tu tập thì pháp môn niệm Phật là con đường "dị hành đạo", dễ đi nhất dựa trên 48 lời đại nguyện của Đức Phật A Di Đà. Chính 48 lời đại nguyện của Đức Phật A Di Đà đã kết thành con thuyền lớn để chở tất cả chúng sinh khổ đau muốn lên con thuyền đó đi tới Tây Phương. Pháp môn niệm Phật được gọi là "dị hành nan tín" - tu thì dễ, nhưng để tin được thì rất khó. Điều đầu tiên trong giáo nghĩa Tịnh Độ là giáo nghĩa dựa vào nguyện lực của Đức Phật A Di Đà mà tới được Tây Phương Cực Lạc. Tổ sư Thiện Đạo nói quyết sát rằng trên từ người cả đời niệm Phật, dưới cho đến người chỉ niệm Phật 10 câu hết thảy đều được vãng sinh. Đây mới là pháp môn dựa vào tha lực tiếp dẫn. Niệm Phật là niệm giác ngộ. Đạo Phật chủ trương phá mê khai ngộ, chuyển ác thành thiện, chuyển phàm thành thánh. Đây là mục tiêu rốt ráo của Phật pháp. Do đó, một câu A Di Đà Phật là chuyển được cả 3 thứ này. Phương pháp tu tập dựa trên 5 yếu tố đó là ngũ quán điệp. Một là lễ bái, vừa lạy Phật vừa niệm Phật. Hai là xưng tán. Ba là sám hối, mỗi khi niệm Phật phải quán chiếu thân tâm, sám hối tất cả các nghiệp chướng từ vô thỉ kiếp cho tới ngày nay để làm cho mỗi câu A Di Đà Phật là nhất cú Di Đà tiêu vạn tội. Bốn là niệm Phật quán chiếu, tức là không chỉ khẩu niệm mà phải niệm từ trong tâm, khi niệm Phật mà trong tâm nghĩ tới Phật là tâm khẩu tương ứng. Năm là chuyên nhất một câu A Di Đà Phật mà thôi. Đây chính là 5 pháp tu mà Ngài Thiện Đạo chỉ dẫn, đấy chính là những điều cốt lõi nhất, thuần túy nhất của Pháp môn Tịnh Độ".
Cuối cùng, Thượng tọa sách tấn đại chúng "phải tin vào lời Đức Phật Thích Ca đã chỉ dạy, tin vào hạnh nguyện mà Đức Phật A Di Đà đã phát ra. Không tin thì không vãng sinh được. Tam tư lương của Tịnh Độ chính là tín - nguyện - hành. Tổ sư Thiện Đạo nói rằng người chuyên tu Tịnh Độ không cần phải tu bất kể một trợ hạnh nào, chỉ cần tu chính hạnh niệm Phật là đủ vãng sinh rồi. Chỉ cần giữ chặt - niệm chắc câu A Di Đà Phật. Hãy bớt đi một câu chuyện phiếm, thêm một câu niệm Phật nhất tâm, một lòng phát nguyện cầu sinh Tây Phương thì nhất định bằng sức đại nguyện của Đức Phật hợp với sức tín - hạnh - nguyện của chúng ta hợp lại làm một, trong một Sát Na sẽ hoa khai kiến Phật".
Trong sự mong chờ của toàn thể quý Phật tử, phần lễ chính của đêm hội - Nghi thức truyền đăng được bắt đầu. Chư Tôn đức và đại chúng cùng hướng về tôn tượng Đức Từ Phụ, thắp lên ánh sáng trí tuệ, từ bi, hiểu biết và tình thương. Hình ảnh ngọn đèn được thắp sáng lung linh tỏa lan trong lòng bông hoa sen mang đến một cảm giác vừa ấm áp, vừa tinh khôi lại vừa trang trọng. Đêm hội Hoa đăng chính là lúc những người con Phật tử thắp lên vô vàn những ánh sáng tinh khiết, an lành, trí tuệ dâng lên Đức Phật Di Đà để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính trước những hạnh nguyện cao đẹp của Ngài vì chúng sinh.
Buổi lễ ngoài ý nghĩa nhắc nhở những người con Phật nhớ đến công hạnh và nguyện lực của đức Phật A Di Đà, còn có tác dụng tăng trưởng lòng tin và chí nguyện vãng sinh của những người con Phật. Trong ánh nến lung linh huyền diệu, thể hiện cho ánh sáng trí tuệ rạng ngời và tâm từ bi ấm áp, chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử đều giữ tâm thanh tịnh, chí thành chí kính cầu nguyện cho một thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, Phật pháp trường tồn.
Được biết, trong khóa tu hai ngày diễn ra tại chùa Đình Quán, các Phật tử về tu tập còn được lắng nghe những bài pháp thoại ý nghĩa đến từ Ni sư trụ trì Thích Tịnh Quán, Đại đức Thích Nguyên Đạo. Được quý Thầy hướng dẫn tụng kinh, niệm Phật, dùng cơm chay trong chính niệm, tham gia thời khóa thiền hành bước đi trong an lạc, tạm bỏ lại ngoài cánh cổng chùa những lo toan bộn bề của cuộc sống, đắm mình trong cơn mưa pháp vị, rửa sạch đi những phiền muộn, nhiễm ô của kiếp nhân sinh. 
Diệu Tường
               
Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online