Hà Nội: "Mùng 3 Tết thầy" tại chùa Bằng (Linh Tiên Tự)

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, câu nói “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” lại trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết. Qua đó, để mọi người nhắc nhở nhau về những trình tự lễ nghi cần thực hiện đúng và đủ trong 3 ngày Tết, đồng thời gợi nhớ truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.


Trong văn hóa của người Việt, Tết là dịp lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong năm. Và trong chính thời khắc trọng đại này, ta nhớ đến 3 người có ý nghĩa quan trọng nhất đối với cuộc đời của mỗi con người, đó là người cha, người mẹ và người thầy.

Với phương thức "hành hương" cổ truyền nhằm mong muốn trở lại nét truyền thống tốt đẹp từ nghìn xưa của cha ông, những năm trở lại đây, tại chùa Bằng (Linh Tiên tự), cứ đến ngày mùng 3 Tết, hàng Phật tử tại gia từ các nơi trở về lễ Phật, lễ Tổ, đỉnh lễ Hòa thượng trụ trì nhằm tri ân công lao dạy dỗ giáo dưỡng của người Thầy khả kính.

Trong ngày mùng 3 và mùng 4 Tết, đã có nhiều đạo tràng đến chúc Tết Hòa thượng nhân dịp đầu năm mới. Tại lễ đài chùa Bằng, trước tôn tượng Đức Phật Thích Ca uy nghi, hàng Phật tử đã được nghe những lời chỉ dạy tu tập của Hòa thượng trong năm mới, đồng thời cũng được đón nhận những Lời Phật dạy trong Kinh Pháp Cú và Kinh Phúc Đức – món quà lì xì đầy ý nghĩa của Hòa thượng trao tặng.

Ngay từ sáng sớm ngày mùng 3 Tết, đông đảo đạo tràng Pháp Hoa chúng Mọc Quan Nhân – Hà Nội đã vân tập về chùa Bằng (Linh Tiên Tự) để lễ Phật, lễ Tổ và khánh tuế Hòa thượng giáo thọ sư của đạo tràng Pháp Hoa nhân dịp đầu xuân mới. Tại đây, Hòa thượng đã tán thán các Phật tử đạo tràng chúng Mọc Quan Nhân trong việc tinh tiến tu tập, giữ gìn và phát huy những nét đẹp trong ngày tết cổ truyền của dân tộc, noi theo gương chư Tổ về chùa lễ Phật, vãng cảnh, nghe thầy giảng kinh. Hòa thượng cũng bày tỏ niềm hoan hỷ khi nhìn thấy năm nào Đạo tràng đi hành hương đầu năm cũng đưa gia đình, bạn bè và những người thân đi cùng. Họ là những người không có thời gian tu tập thường xuyên như các Phật tử thuần thành, nhưng lại có tín tâm, lòng kính ngưỡng Tam Bảo.

Đồng thời, Hòa thượng cũng nhắc đại chúng luôn phải tự hào khi được ở tại làng Mọc Quan Nhân – mảnh đất đã tạo ra rất nhiều nhân tài về văn học. Tuy là mảnh đất khoa bảng nhưng chùa chiền vẫn được chăm sóc: "Chúng ta tự hào trên đất thủ đô Hà Nội hôm nay, trong thời kỳ quân chủ thì đất Thăng Long có hai mảnh đất văn học là Mọc Quan Nhân và trên bắc Từ Liêm có ngôi chùa Tư Khánh là ngôi chùa thuộc làng vẽ, ngôi làng có đông học vị tiến sĩ nhất. Các vị tự hào về đất văn học và cũng biết rằng đất văn học là thịnh trị của nho giáo. Nhưng Tổ tiên của chúng ta, các bậc quốc vương, quân vương ngày xưa cũng vẫn lấy nho học trong cuộc đời để trị nước, chăm dân. Đồng thời, vẫn lấy trí tuệ, từ bi của đức Phật làm kim chỉ nam trong cuộc sống. Do đó ngôi chùa Mọc Quan Nhân (Sùng Phúc Tự) và ngôi đình Văn Chỉ nói lên sự tín ngưỡng tôn giáo giao thoa giữa Phật giáo, Khổng giáo, và Lão giáo, mà ngày xưa Tổ tiên quan niệm rằng Tam Giáo đồng nguyên. Đất khoa bảng nhưng mà chùa chiền vẫn được chăm sóc. Ngày hội làng, các vị vào đình lễ thánh nhưng cũng sang chùa lễ Phật, như vậy nét đẹp bản sắc đã ăn sâu vào con người Mọc Quan Nhân chúng ta. Hôm nay cũng giống như những năm trước, các vị trở về chùa lễ Phật đầu tiên ở tại chùa Bằng sáng sớm nhất rồi bắt đầu lan tỏa đi các nơi, mong rằng truyền thống này sẽ được các vị lãnh đạo Đạo Tràng phát huy, nhân dân Phật tử cùng hưởng ứng để làm sao chúng ta giữ được ngày đầu xuân về chùa vãn cảnh nghe thầy giảng kinh, về chùa lễ Phật cầu phúc, cầu một năm được bình an cát tường theo tâm nguyện của mình với chư Phật".

Cuối cùng, Hòa thượng sách tấn đại chúng trong năm mới hãy giữ vững niềm tin kiên cố của một người Phật tử, tin Phật – tin Pháp – tin Tăng và tin giới luật. Đặc biệt hãy giữ gìn những nề nếp mà tổ tiên đã để lại, nề nếp đó chính là từ ngôi chùa, ngôi đền, văn miếu, các di chỉ…bởi đó chính là những giá trị văn hóa to lớn, là kho báu quý giá không gì có thể so sánh được.

Cũng trong ngày mùng 3 Tết thầy này, rất nhiều phái đoàn đã về lễ Phật, lễ Tổ và khánh tuế Hòa thượng nhân dịp đầu xuân mới như phái đoàn chùa Bà Đá, chùa Lý Triều Quốc Sư, chùa Hoa Nghiêm, chùa Bạch tượng, đoàn Phật tử Tịnh Độ Đạo Tràng, Phật tử đạo tràng Pháp Hoa chùa Bằng, chùa Linh Thông và chúng Phật tử Đồng Xuân. Hòa thượng khuyến tấn các Phật tử đừng chấp vào chuyện mỗi ngày phải đi lễ bao nhiêu chùa, mà hãy luôn giữ tâm thanh tịnh khi đi chùa, không vội vàng, trước nhất phải quy kính Tam Bảo, kính lễ Tổ sư, thăm thầy trụ trì, vãng cảnh để thấy được cảnh đẹp của ngôi chùa mà Tổ tiên ta đã tạo dựng và các vị sư hiện nay đang giữ gìn, bảo lưu và phát huy.

Đạo tràng chùa Bà Đá - HN

Đạo tràng Lý Triều Quốc Sư - HN

Đạo tràng chùa Hoa Nghiêm - thôn Sâm Hồ - huyện Thường Tín - Hà Nội do Đại đức trụ trì Thích Quảng Tín hướng dẫn đã về lễ Phật, lễ Tổ và khánh tuế Hòa thượng nhân dịp đầu xuân mới

 Đoàn Phật tử chùa Linh Sơn – thôn Lưu Phái – Thanh Trì - HN

Đạo tràng chùa Bạch Tượng - Nga Sơn - Thanh Hóa

Đoàn Phật tử Tịnh Độ Đạo Tràng 

Đạo tràng Pháp Hoa chùa Bằng

Chúng Phật tử Đồng Xuân - HN

Bữa cơm ấm tình thầy trò ngày mùng 3 Tết

Diệu Tường

                     
Download Android Download iOS
Vĩnh Long: Lãnh đạo GHPGVN viếng tang và trao Giáo chỉ Truy Phong HT. Thích Phước Hạnh

PSO - Chiều ngày 17/4/2024, chư Tôn đức HĐCM HĐTS đã trở về chùa Phật Ngọc Xá Lợi -Tp.Vĩnh Long viếng tang và tuyên quyết định truy phong lên hàng giáo phẩm Hoà thượng cho cố TT. Thích Phước Hạnh uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long.

Tấm lòng của Cỏ

Trong Ngày hội Tình nguyện quốc gia vừa rồi, Long An có 2 cá nhân được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng bằng khen. Trong đó, có Đại đức Thích An Nhất - Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Cỏ Bốn Lá (Cỏ) - tập thể được khen thưởng nhiều lần trước đó.

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online