Hải Dương: Tổ đình Đống Cao tổ chức Lễ Thượng lương tòa Cửu Phẩm, Trùng tu Chính điện và đúc tượng Bồ tát

PSO - Ngày 17/10/2019 (nhằm 19/9 năm Kỷ Hợi), nhờ hồng ân Tam Bảo, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp Giáo hội và chính quyền cùng với sự phát nguyện trợ duyên của các nhà đại thí chủ. Trong không khí trang nghiêm cùng với toàn Đảng toàn dân thành phố ra sức thi đua lập thành tích chào mừng thành phố Hải Dương đón nhận quyết định Thành phố đạt tiêu chuẩn Đô thị loại 1; Tổ đình Đống Cao long trọng tổ chức lễ An vị Long cốt, Thượng lương cất nóc Tòa cửu Phẩm liên hoa và Đại trùng tu ngôi Chính điện, lễ đúc tượng nhị vị Bồ tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí.

Quang lâm chứng minh buổi Lễ có sự hiện diện của Hòa thượng Tiến sĩ Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN); Thượng tọa Thích Thanh Vân – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hải Dương; Thượng tọa Thích Thanh Dũng – Phó trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Hải Dương, cùng chư Tôn đức trong và ngoài  tỉnh Hải Dương cũng vân tập về tham dự buổi lễ.

Về phía quan khách chính quyền có sự hiện diện của ông Nguyễn Mạnh Hiển - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương; ông Nguyễn Dương Thái - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh Hải Dương; ông Phạm Văn Tỏ - nguyên Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó trưởng Ban Tôn giáo tỉnh; ông Phạm Trung Hiếu – Phó trưởng Phòng PA02, Công an tỉnh, cùng các ông bà đại diện các cấp ủy Đảng thuộc HĐND, UBND, UB MTTQVN tỉnh Hải Dương, xã Tân Hưng và hơn 5000 quý Phật tử, nhân dân địa phương về tham dự buổi lễ.

Chùa Đống Cao (tên thường gọi là chùa Sếu) tọa lạc trên cánh đồng làng Khuê Liễu, xã Tân Hưng, TP.Hải Dương. Nhiều tư liệu cho biết chùa có từ giữa thời Trần và thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trước kia dân cư thưa thớt, lau cỏ mọc đầy bãi sông Thái Bình, chim sếu về sống từng bầy, cho nên mới có tên nôm làng Sếu. Chùa làng vì thế cũng gọi là chùa Sếu. Những người khai sơn lập địa chủ yếu thuộc các dòng họ Bùi, Vương, Nguyễn, Lô, Đắc, Đinh, Đào, Ngô… Hồi thế kỷ 15 Chùa từng được danh nhân Lương Như Hộc phụng sự tín ngưỡng.

Theo bia ký còn lại, ngôi Chùa đã từng qua trùng tu vào các năm 1580, 1591, 1657; năm 1692 được tô tượng đúc chuông, 1696 dựng Thiên đài trụ, 1735 dựng tháp đá đặt Xá lợi Thiền sư Như Cảm, năm 1705 đặt tượng Phật trên Tam bảo, năm 1847 trùng tu tòa Tam bảo.

Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Đống Cao từng là nơi che chở cho bộ đội và du kích Việt Minh. Năm 1954, Hòa thượng Thích Minh Luân từ chốn tổ Gia Xuyên về kế đăng tại đây. Trong kháng chiến chống Mỹ, Ngài và các đệ tử đã cùng bộ đội đào hầm, làm lán trại vào năm 1968 để trực chiến phòng không. Năm 1970, Chùa là địa điểm tổ chức lớp học sơ tán của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương.

Trụ trì chùa Đống Cao hiện nay là Thượng tọa Thích Thanh Vân - Ủy viên HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hải Dương. Năm 2010, Thượng tọa đã được UBND tỉnh cấp thêm đất để quy hoạch và xây dựng lại chùa. Nhờ các Phật tử phát tâm công đức, nhà chùa đã xây được các phòng khách, giảng đường đủ lớn cho hàng trăm Tăng Ni về an cư kiết hạ và theo học tại trường Trung cấp Phật học của tỉnh đặt cơ sở tại đây. Đặc biệt hôm nay, được sự Gia hộ của mười phương Tam bảo, lịch đại Tổ sư, sự cho phép của các cấp chính quyền và sự cầu nguyện gia trì của chư Tôn đức nhà chùa đã khởi công xây dựng tòa Cửu Phẩm Liên Hoa đây là công trình sáng tạo độc đáo của Phật giáo duy nhất ở Việt Nam. Hiện cả nước chỉ còn 3 tòa Cửu Phẩm Liên Hoa bằng gỗ, 2 tòa bằng Đá có niên đại từ thế kỷ XVII – XVIII, trong đó có 4 tòa ở Hải Dương (chùa Giám, chùa Đồng Ngọ bằng gỗ, chùa Khánh Quang và chùa Kim Lương bằng Đá). Gần đây tại chùa Côn Sơn cũng đã phục dựng thành công tòa Cửu Phẩm thứ 5 trong tỉnh mang tính nghệ thuật tâm linh rất lớn. Các chùa xây dựng tháp Cửu Phẩm Liên Hoa là những trung tâm Phật giáo hoặc gắn liền với các vị Thiền sư danh tiếng. Sự xuất hiện của các tháp Cửu Phẩm Liên Hoa giúp tịnh hóa tâm linh con người trong xã hội đầy biến động hiện nay.

Xác định được giá trị của tòa Cửu Phẩm Liên Hoa và vị thế của tổ đình Đống Cao, ngôi cổ tự gắn liền với Trúc Lâm Tam Tổ đặc biệt là Thiền sư Chân Nguyên, Thiền sư Như Cảm đã dành trọn đời chấn hưng Phật giáo thời Hậu Lê và xiển dương giáo nghĩa Tịnh độ thông qua công trình tòa Cửu Phẩm. Phỏng theo các tòa Cửu Phẩm cổ thì tòa Cửu Phẩm chùa Đống Cao sẽ thiết kế độc đáo nằm giữa ngôi chùa chính, cao 5m, mặt cắt 6 cạnh đều, 9 tầng tượng trưng cho 9 bông sen xếp chồng nhau. Mỗi mặt gắn các tượng Phật  được đặt trong khu nhà tòa Phẩm vuông 5 gian, 2 tầng 8 mái được thiết kế theo kiến trúc truyền thống. Ngôi tổ đình Đống Cao hoàn thành sẽ khiến cho Phúc lành nơi đây càng được hưng thịnh, trí tuệ ngày càng được tỏa chiếu. Đây sẽ là một công trình đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam, được thiết kế phù hợp với cảnh quan thiên nhiên trong một quần thể kiến trúc tâm linh độc đáo. Công trình Phật sự có tầm vóc quy mô, hoành tráng này là hoài bão của chư Tăng tổ đình và cũng là hoài bão của bao tâm hồn người con Phật khắp đó đây để cầu nguyện Quốc gia hưng thịnh, Phật pháp trường tồn, biên cương hải đảo vĩnh cố trường an.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận:

               PV : Trương Hoàng Giang

 
Download Android Download iOS
Bình Thuận: Thiền viện Trúc Lâm Chánh Thiện tổ chức khám bệnh, tặng quà đến các hộ có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương

PSO - Hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước và 138 năm ngày Quốc tế lao động, Thiền viện Trúc Lâm Chánh Thiện (Hàm Tân, Bình Thuận) kết hợp với đoàn Y, Bác sĩ phòng khám Đa khoa Trí Việt (TP.HCM) tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc và tặng quà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ có hoàn cảnh khó khăn tại địa p

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online