HT Thích Bảo Nghiêm thuyết giảng tại chùa Khai Nguyên

Nhân dịp kỷ niệm ngày Bồ Tát Quán Thế Âm đản sinh, chư Tăng và Phật tử chùa Khai Nguyên sẽ tổ chức Đại lễ gia trì khởi công tạc tượng Phật ngọc yểm tâm đại tượng Phật A Di Đà vào ngày 19 tháng 02 năm Kỷ Hợi. Nhận lời thỉnh mời của Đại đức trụ trì Thích Đạo Thịnh, chiều ngày 23 tháng 03 năm 2019, nhằm ngày 18 tháng 02 năm Kỷ Hợi, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban hoằng pháp TW đã quang lâm về chùa Khai Nguyên – xã Sơn Đông - thị xã Sơn Tây - HN để thuyết giảng cho hơn 4000 Phật tử về công đức của việc tạc tượng Phật.

Mở đầu thời pháp thoại, Hòa thượng đã tán dương công đức Đại đức trụ trì Thích Đạo Thịnh “vì sự xương minh của Phật pháp, vì đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử, ngôi chùa Khai Nguyên càng ngày càng được mở rộng khang trang, trang nghiêm, tố hảo, trở thành điểm du lịch tâm linh cho nhân dân thập phương. Các công trình hạng mục đã – đang được xây dựng quy mô, bài bản, nhưng điều đặc biệt là hàng tháng, dưới sự hướng dẫn của Đại đức trụ trì các Phật tử vẫn vân tập về chùa để tinh tiến tu tập. Điều đó nói lên tâm huyết của thầy trụ trì và tâm tu học của các Phật tử đã gặp nhau tại một điểm để có những pháp hội trang nghiêm tu tập hàng tháng”.
Nhân dịp này, Hòa thượng đã giảng giải cho đại chúng về ý nghĩa cũng như công đức vô lượng của việc tạc tượng Phật. Theo Hòa thượng, tất cả các nước trên thế giới đều tạc tượng Phật trang nghiêm như bản nguyện và tôn trí ở những nơi trang trọng, cao quý để làm gương sáng cho tất cả tín đồ Phật tử, những người hữu tâm với Phật trở về nhìn thấy tượng Phật, chăm chú ngắm nhìn hảo tướng của Phật, tưởng tượng như Đức Phật còn tại thế, đang ngự trên đài kim cương mà tỏa ánh sáng từ bi và trí tuệ cho tất cả chúng sinh nương tựa. 
Trong Kinh Công Đức Tạc Tượng Phật có ghi lại rằng sau thời gian gần 49 năm thuyết pháp độ sinh, trong một mùa an cư 90 ngày, Đức Phật vắng bóng ở trần gian, Ngài lên cung trời Đao Lợi nói kinh, giáo hóa chư Thiên và độ thân mẫu là Ma Gia phu nhân được chứng thánh quả, thì vua Ưu Đà Diên không tìm thấy Đức Phật nơi đâu, lòng khát ngưỡng nhớ mong cực độ, đến nỗi bị cảm âu sầu nhiều ngày, xao lãng cả việc triều chính và không màng đến thú vui vương giả. Vua không biết cách nào gặp Đức Phật cho đỡ nhớ mong, bèn nghĩ đến cách tạo tượng Phật bằng gỗ Chiên Đàn.
Vua triệu tập các tay thợ điêu khắc nổi tiếng trong nước để tạo tượng Phật, nhưng ai cũng từ chối không dám nhận lời, vì họ nghĩ rằng: Sắc thân của Phật tướng tốt tuyệt vời, e rằng tượng Phật tạo ra nếu có sai lầm, sẽ làm cho họ đắc tội và mất thanh danh. Khi đó có vị thần Tỳ Thủ Yết Ma, tương truyền là vị thần điêu khắc, đã biến thân ra làm người thợ mộc, ông mang dụng cụ đến nhận trách nhiệm tạo hình tượng Phật để giúp nhà vua. Thần Tỳ Thủ Yết Ma trổ hết tài năng, chỉ trong một ngày là xong tượng Phật, cao bảy thước mộc, tượng màu vàng tía, đủ các tướng tốt, khiến người nhìn đến biết là tượng Phật.
Vua Ưu Đà Diên tạo tượng Phật xong, tiếng vang lan truyền các nước lân cận, vua các nước lớn như vua Ba Tư Nặc,vua A Xà Thế và vua Nghiêm Xí, đều đem lễ vật đến cúng dường chiêm ngưỡng và đều khen việc làm của vua Ưu Đà Diên.
Thời gian ba tháng chấm dứt, Đức Phật trở xuống cõi Diêm Phù Đề, vô lượng chư Thiên trong sáu cõi trời Dục giới, 18 cõi trời Sắc giới, đồng dâng lễ cúng dường Đức Phật và tiễn đưa Ngài trở lại trần gian. Hàng đệ tử xuất gia, tại gia ít nhất là bốn nước, gồm đủ mọi thành phần, đã tụ hội về thành Tăng Già Thi cung đón Đức Phật. Một quang cảnh vô cùng vĩ đại vô tiền khoáng hậu đã diễn ra lúc đó, ấy là cuộc hội kiến Thần tiên giữa Trời và người, chưa từng có trong nhân loại. Tất cả những ai thành tâm mang những lễ phẩm cúng dường Đức Phật, đều thành tựu phúc đức và thành tựu nhân đắc độ hiện tiền và đời sau, nhiều phái ngoại đạo nhân đó mà bỏ tà về chính, quy y Tam Bảo. Như thế, Đức Phật đã hoàn thành bản nguyện độ sinh của Ngài khi xuất hiện trên cõi đời này. 
Từ đó đến nay, rất nhiều người từ tại gia đến xuất gia đều tạc tượng Phật. Điều đặc biệt là sau này, khi Phật giáo phát triển, mỗi một nước sẽ tạo tượng Phật theo khuôn hình của người địa phương đó. Bởi người ta quan niệm rằng, người địa phương nào, đất nước nào tạc tượng Phật theo hình tượng nước đó thì dễ chấp nhận và thấy Phật gần gũi với mình hơn. Hình tượng Phật ở các nước có thể khác nhau, nhưng đều có điểm chung: thứ nhất là tượng Phật sẽ ngồi trên tòa sen hoặc tòa kim cương; thứ hai là tượng Phật sẽ được tạc ở tư thế trang nghiêm (nếu tượng ngồi sẽ tạc theo tư thế Đức Phật ngồi tọa thiền hoặc ngồi trên hội Linh Sơn thuyết pháp, nếu tượng nằm sẽ tạc theo tư thế Đức Phật nhập Niết Bàn hoặc tượng đứng); thứ ba là khuôn mặt của Đức Phật sẽ toát lên được niềm hỷ lạc. Bởi chúng sinh khi nhìn vào tượng Phật dù của nước nào đi chăng nữa đều “nhất thiết khổ nạn giai tiêu diệt”, nhìn vào Phật để thấy an lạc hạnh phúc, bớt đi khổ đau, học được chân lý giác ngộ giải thoát.
Trong bài pháp thoại, Hòa thượng chia sẻ “đối với hàng Phật tử, điều quan trọng nhất chính là phúc đức mà đại đức trụ trì với tăng ni của mình đã tìm được khối ngọc để thỉnh về Việt Nam tạo nên tượng. Khối ngọc càng giá trị thì càng nâng được tấm lòng thành của mình dâng lên cúng Đức Phật. Ngày nay, Phật giáo càng ngày càng phát triển. Khắp năm châu đã có nhiều người rất thành kính bằng cả tấm lòng của mình, không màng tới tài sản riêng tư đã tạc nên những pho tượng Phật vô cùng giá trị. Cách đây 7 năm, chúng ta còn nhớ nghi lễ rước tượng Phật ngọc hòa bình thế giới được một đại thí chủ rước đi tất cả các nước trên thế giới. Công trình đồ sộ đã trở thành kì quan – điểm đến để chiêm bái Phật. Tất cả những việc đó đều phải bằng tấm lòng thành kính nhất của mình. Khi chúng ta tạo nên tượng điều quan trọng nhất chính là phải thành tâm. Nếu như không thành tâm thì khối tượng đó có dùng bằng ngọc, đồng hay vàng đều không có giá trị. Nếu quý vị nhìn vào tượng Phật mà như nhìn thấy Phật hiện tọa thì tâm của chúng ta mới là tâm của người tu theo Phật. Nếu tâm ta thanh tịnh, có tu tập thì tượng nào chúng ta cũng nhìn thấy hảo tướng phát ra, 32 tướng tốt hay 80 vẻ đẹp đều hiển lộ trước mặt. Mình đối trước tượng Phật mà không có tâm Phật thì cách Phật rất xa. Tuy chúng ta liễu ngộ được câu Phật tại tâm, nhưng trong dòng sinh tử, chúng ta vẫn còn mang hình tướng phàm phu, vậy hình tướng Phật – Bồ Tát – thánh Tăng – tổ sư đều rất quan trọng trong đời sống tu tập của chúng ta. Nếu ta hàng ngày hướng vào tượng Phật mà biết tu tập, thì tất cả mọi khổ đau, phiền muộn, tai ương đều được hóa giải bởi sự tu tập của chính mình…Chúng ta làm chùa tạc tượng to nhưng phải tu đúng chính pháp. Nếu tu không đúng chính pháp thì sẽ rơi vào đường ma. Chúng ta đang tu theo pháp môn niệm Phật, nên hãy nhất tâm để nơi đây trở thành chốn Tịnh Độ ngay hiện tại”. Hòa thượng cũng nhấn mạnh với các Phật tử tu Tịnh Độ trong đạo tràng chùa Khai Nguyên “Niệm Phật chính là niệm tới ân đức của Phật và nguyện làm theo những lời Phật dạy. Tụng kinh không phải để cho Phật nghe, cũng không phải tụng suông, mà là tụng để hiểu lời Phật dạy”.
Cuối cùng, Hòa thượng giảng sư mong rằng “thầy trụ trì có tâm thành kính với Đức Phật, có uy tín với ngôi chùa hãy làm sao giữ cho ngôi chùa được trang nghiêm, các Phật tử tu tập phải nhìn nhận Phật pháp bằng cái nhìn trí tuệ và hiểu biết, giữ bồ đề tâm kiên cố, nhất tâm tu học, phải mang lời dạy và tinh thần sống bình đẳng từ bi của Đức Phật để lan tỏa trong cuộc sống, thì chính các vị đã là hóa thân của Phật”.
 
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
Chùa Bằng
Download Android Download iOS
TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều ngày 16/4/2024, thừa ý chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương làm trưởng đoàn đã đến vấn an, chúc tết Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó BTS GHPGV

TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều ngày 16/4/2024, thừa ý chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương làm trưởng đoàn đã đến vấn an, chúc tết Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó BTS GHPGV

TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại chùa Candaransi

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, chiều ngày 16/4/2024, thừa ý chỉ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Thượng toạ Thích Phước Nguyên, Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương làm trưởng đoàn đã đến vấn an, chúc tết Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó BTS GHPGV

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online