02/12/2018 11:39

Kon Tum: TT.TS Thích Minh Nhẫn - Truyền thông Phật giáo yếu tố quan trọng trong đời sống

Tại buổi thảo luận

Chiều ngày 01/12/2018, TT.TS. Thích Minh Nhẫn, Ủy viên HĐTS, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban Hoằng pháp T.Ư, Tổ trưởng Tổ Thông tin – Tuyên truyền VP2 TƯGH, đã gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác truyền thông. “Điểm thứ 8 trong phương hướng hoạt động Phật sự của Đại hội Phật giáo toàn quốc khoá VIII (2017 - 2022)”. Tổ chức thành công từ ngày 19 - 22 tháng 11 năm 2017 tại thủ đô Hà Nội. Với nội dung “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị Từ bi - Trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng, Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội các cấp trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa”.

TT.TS Thích Minh Nhẫn, chia sẻ

Hiện nay, với sự phát triển của các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo... mỗi cá nhân đều có cơ hội làm truyền thông một cách thuận lợi và nhanh chóng, mang đến nhiều thay đổi tích cực trong cuộc sống. Bên cạnh đó, mặt trái và sự tác hại của mạng xã hội cũng rất khó lường nếu không biết kiểm soát. “Thế giới ảo của truyền thông đã đi vào cuộc sống thường ngày và ảnh hưởng toàn diện đến toàn nhân loại. Mạng xã hội đã chính thức trở thành quyền lực số 5, Phật giáo không thể đứng ngoài.”

Thượng tọa cho biết: Bằng phương pháp, phương tiện cụ thể thông qua thiết bị máy tính, smart phone... Chúng ta cần xây dựng và nâng cao hiệu quả sự liên kết, phối hợp trong công tác truyền thông Phật giáo là một thành viên truyền thông (là một Hoằng pháp viên) của thời đại công nghệ kỹ thuật số mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến. Đồng thời, thông qua đó Thượng tọa còn lưu tâm về công tác xử lý khủng hoảng truyền thông và truyền thông với các nội dung như thông tin về Phật giáo trên báo chí và trang mạng xã hội, người cư sỹ, người tu hành tham gia mạng xã hội với góc nhìn của dư luận, xử lý khủng hoảng truyền thông liên quan đến hình ảnh Phật giáo. Nếu người con Phật còn chậm trễ, thờ ơ với việc ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội để làm công tác truyền thông Phật giáo một cách nỗ lực và tích cực hơn thì xem như đã bỏ ngỏ cơ hội, nhường thị phần cho kẻ xấu thuận lợi, vô tư khai thác tuyên truyền, xuyên tạc, làm tổn hại uy tín Đạo Phật và gây bất an trong xã hội”. Thông thường, trước các nội dung tiêu cực về Phật giáo được phản ánh và phơi bày, cách làm theo kiểu dĩ hòa vi quý của nhà Phật vẫn là im lặng cho qua với suy nghĩ “thanh giả tự thanh”. Hoặc giả, nếu có phản ứng thì cũng chậm chạp và thiếu đồng bộ, không chính thống và có phần lúng túng. Không những thế, có nhiều lúc, khi sự việc xảy ra, trước áp lực cạnh tranh độ nhanh nhạy của nguồn tin với trang mạng xã hội, các nhà báo muốn tìm cho mình một nơi phát ngôn chính thức, cụ thể, rõ ràng và chính danh từ giới Phật giáo thì lại không có hoặc nếu có thì đôi lúc phát biểu trái chiều, cảm tính cá nhân mà không dựa trên lợi ích chung. Đến khi vụ việc được sáng tỏ thì phần thông tin tiêu cực đã tràn lan, khó xóa bỏ được.

Điểm nổi bật của Truyền thông Phật giáo hiện nay là làm rõ các vấn đề tín ngưỡng trong đời sống xã hội, tạo điều kiện cho những người đang trăn trở với đức tin, với duyên gặp gỡ ban đầu có cái nhìn đúng đắn, khách quan hơn về tôn giáo. Truyền thông Phật giáo cũng phát huy ý thức, truyền thống dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Bên cạnh đó, đóng góp một phần không nhỏ trong việc cổ xúy, định hướng cho việc xây dựng nếp sống văn hóa truyền thống, đạo đức dân tộc Việt Nam.

Để đạt được hiệu quả cao nhất, thì công tác truyền thông cần được tiến hành trên cả 3 kênh: báo chí chính thống, website Phật giáo và mạng xã hội. Đặc biệt, chư Tăng, chư Ni cần tăng cường khai thác sức mạnh của mạng xã hội để hướng tới giới trẻ, giúp họ hiểu hơn về đạo Phật, về Phật giáo tại Việt Nam và về những người con Phật xung quanh họ. Từ đó, thu hút giới trẻ đến với Phật giáo chính thống, hướng tới tinh tấn tu tập, tu Thân, tu Khẩu, tu Ý nhằm xây dựng một đời sống an lạc, bền vững.

Người con Phật biết nỗ lực ứng dụng công nghệ để thực hiện nhiệm vụ Hoằng pháp lợi sanh thì sẽ mang đến lợi ích tích cực về cái thiện, tinh thần Từ bi - Trí tuệ, vị tha cho xã hội và cộng đồng, công dân mạng. Đó cũng chính là nội dung mà TT.TS. Thích Minh đã gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ sự tâm huyết của mình.

Cùng chung buổi giao lưu, Đại đức Thích Nhuận Tâm đã gửi lời tri ân đến Thượng tọa Thích Minh Nhẫn và có đôi lời nhắc nhở đến anh chị em làm công tác truyền thông tỉnh nhà: “Kon Tum là một vùng núi cực bắc Tây Nguyên, công tác truyền thông Phật giáo là một sứ mệnh lớn, quan trọng, cấp bách, rất ý nghĩa nhưng cũng đầy khó khăn và thử thách. Người thiếu kiên định rất dễ bỏ cuộc. Chúng ta cần giữ liên lạc thường xuyên để nhắc nhỡ, chia sẻ, hướng dẫn nhau cùng tiến. Và nhất là, đem ánh sáng, trí tuệ của đức Phật vào đời sống thường nhật phổ biến đến mọi người dân thông qua phương tiện truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau.

Hữu Thọ PSO

Download Android Download iOS
Vĩnh Long: Lãnh đạo GHPGVN viếng tang và trao Giáo chỉ Truy Phong HT. Thích Phước Hạnh

PSO - Chiều ngày 17/4/2024, chư Tôn đức HĐCM HĐTS đã trở về chùa Phật Ngọc Xá Lợi -Tp.Vĩnh Long viếng tang và tuyên quyết định truy phong lên hàng giáo phẩm Hoà thượng cho cố TT. Thích Phước Hạnh uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long.

Vĩnh Long: Chùa Thiên Phước phóng sanh 2 tấn cá ra dòng sông Hậu

Chiều ngày 19/04/2024 (ngày 12/03 năm Giáp Thìn), chùa Thiên Phước (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đã tổ chức cho đạo tràng Phật tử làm lễ phóng sanh tại dòng sông Hậu (đoạn qua huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).

Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online