14/02/2020 20:47

Nhà thư pháp nổi tiếng Lê Thiên Lý – người đã sáng tạo ra 2 lối viết thư pháp mới


PSO – Nhà thư pháp Lê Thiên Lý là một nghệ nhân thư pháp nổi tiếng đến từ huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, ông đồ Lê Thiên Lý lại bày mực tàu, giấy đỏ cho chữ tại đền Trạng Trình danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng). Và Ông còn thường đi đến những nơi danh thắng lịch sử của đất nước để cho chữ thư pháp, với ông việc cho chữ không phải để kinh doanh mà đó là niềm đam mê với nghệ thuật thư pháp.

Bàn tay tài hoa của ông đồ Lê Thiên Lý vẩy chiếc bút lông trên giấy đỏ, giấy vàng chỉ một thoáng chữ “Phúc”, “Đức”, “Tâm”… hiện lên với những nét vẽ mềm mại trên trang giấy, khiến không ít người phải trầm trồ thán phục.

Mùa xuân năm Canh Tý này, với một tâm nguyện khát khao xin chữ “Phật” trên đỉnh thiêng Yên tử, nhà thư pháp Lê Thiên Lý đã không quản ngại tuổi  cao, Ông mang theo giấy bút mực lên tận chùa Đồng – nơi non thiêng Yên Tử di tích Quốc gia, đặc biệt là danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh để viết thư pháp. Nơi đây hơn bảy trăm năm trước, Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã tu tập, nhập Niết bàn và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ngày nay.

Theo dân gian ta lưu truyền thì chùa Đồng linh thiêng chính là một nơi có thể cầu được “sinh lực của vũ trụ” cho mọi mặt của đời sống. Và ngôi chùa Đồng cũng chính là nơi mà các tín đồ Phật tử có một niềm tin vào sự linh ứng khó lý giải này. Dân gian có câu:

“Trăm năm tích đức tu hành

Chưa về Yên Tử chưa thành quả tu”.

Trước non thiêng trong không khí của mùa xuân, nhà thư pháp Lê Thiên Lý đã biểu diễn múa bút trước trời đất linh thiêng và xin viết chữ “Phật”. Bằng bàn tay điêu luyện và sự hòa quyện của đất trời trên đỉnh núi thiêng, ông đã cho ra những bức thư pháp thật độc đáo và mang đầy ý nghĩa. Có thể nói, múa bút xin chữ thư pháp trên đỉnh núi Yên Tử là một việc làm nên phát triển thành thông lệ.

Từ ngàn xưa, cứ mỗi khi mùa Xuân về mọi người chúng ta thường đến chùa hay những nơi thờ tự, để xin chữ các ông đồ về treo trong nhà, với mong muốn trong một năm sẽ gặp nhiều may mắn.

 Lên tận đỉnh núi thiêng Yên Tử viết thư pháp và xin chữ là một điều rất đặc biệt. Điều này không phải cứ muốn là được, mà phải có nhân duyên gặp gỡ giữa người cho và người nhận, nhân duyên bởi thời tiết trên đỉnh núi không phải lúc nào cũng có thể viết.

Tâm sự về tình yêu với thư pháp, ông Lê Thiên Lý cho biết: Niềm đam mê với thư pháp của ông được bắt nguồn từ chính người cha của mình,  từ thuở nhỏ ông đã thuộc Tam Tự Kinh. Mới 15 tuổi, ông đã thông thạo chữ Nho và những bức tranh thư pháp. Mùa xuân năm nay, ông có nguyện vọng lên chùa Đồng xin chữ “Phật” và ông chỉ có thể mang theo 5 bức thư pháp để viết tặng cho những người có đủ nhân duyên.

 Với “Nhân diện thư”, chữ viết trên bức thư pháp không chỉ giống người thật ở hình thức mà còn thể hiện được nội tâm, tính cách…của nhân vật. Còn lối viết “Vật điểu thư” thì mỗi nét chữ lại mang dáng dấp của một  con chim hoặc một bông hoa.

Hai lối viết thư pháp mới của nghệ nhân Lê Thiên Lý là một sáng tạo trong nghệ thuật viết thư pháp, đã loại bỏ được cái thô cứng và khuôn mẫu của những lối viết thư pháp trước đó.

Biểu diễn múa bút khai hoa xin chữ và viết thư pháp trên đỉnh núi thiêng Yên Tử của nhà thư pháp Lê Thiên Lý xuân năm Canh Tý – 2020,  là một nét chấm phá trong văn hóa phong phú của người Việt Nam luôn biết sáng tạo và giữ gìn nền văn hóa dân tộc.

PV. Tronghaitb

The post Nhà thư pháp nổi tiếng Lê Thiên Lý – người đã sáng tạo ra 2 lối viết thư pháp mới appeared first on Phật Sự Online Miền Bắc.

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tưởng niệm 11 năm Trưởng lão Hòa thượng Thích Từ Nhơn viên tịch

Sáng 22/4 (14/3 Giáp Thìn), Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trang nghiêm tưởng niệm húy nhật lần thứ 11 Trưởng lão HT.Thích Từ Nhơn, Thành viên HĐCM, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, trụ trì Việt Nam Quốc Tự (quận 10).

Bến Tre: “Giọt nước nghĩa tình” đến với người dân xã Đảo

PSO - Ngày 23/4, trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, hạn mặn đang rất khốc liệt, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng tỉnh Bến Tre, khiến nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt, nước uống trầm trọng ảnh hưởng lớn đời sống, sản xuất của người dân. Được sự tài trợ đoàn thiện nguyện do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn cùng các mạnh thường quân

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online