Nha Trang: Chùa Linh Quang tổ chức chương trình "Đêm Trăng Linh Quang" cho các em thiếu nhi

PSO - Năm nào cũng vậy, Tết thiếu nhi là ngày hội không thể thiếu trong sinh hoạt Văn hoá của các em thiếu nhi và bà con nhân dân Phật tử chùa Linh Quang. Đúng 17h 30 ngày 11/8 ÂL (nhằm ngày 27/09/2020) chùa Linh Quang, Nha Trang, ĐĐ.Thích Quang Năng, ĐĐ. Thích Đức Khiết, ĐĐ. Thích Đức Phúc.... và nhân dân Phật tử chính thức mở hội Trung Thu với chủ đề: “Đêm Trăng Linh Quang” với sự tham dự của hàng ngàn các em thiếu nhi và Phật tử đến từ các làng Vĩnh xuân, Đất Lành, Đồng Rọ, Thuỷ Tú, Phước Đồng,Phước Hải, Phước Hoà, Phước Long, Đồng Muối,.... Trung Thu là lễ hội Đoàn Viên của anh chị em Phật tử Linh Quang và là nét đẹp không thể thiếu trong đời sống tinh thần của các em thiếu nhi và bà con Phật tử  khắp nơi trên quê hương đất mẹ Việt Nam thân yêu. Tại chùa Linh Quang, các em đã được tham dự phá cỗ, thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc của các anh chị em “cây nhà lá chùa”, bên cạnh đó các em còn được thưởng thức chương trình ảo thuật vô cùng hấp dẫn và tiết mục không thể thiếu trong lễ hội Trung Thu đó là màn múa lân vô cùng sôi động và hồi hộp đầy kịch tính của các anh đoàn thanh niên  Hoài Phong Đường. Tham dự lễ hội “Đêm Trăng Linh Quang” ngoài việc các em được ăn kem, phá cỗ, nhận 1500 phần quà, nghe chia sẻ về ý nghĩa Trung Thu, các em còn được căn dặn nhớ ơn cha mẹ, ơn tổ quốc, chăm lo học tập, giúp đỡ bạn bè, cùng nhau chung tay xây dựng môi trường lành mạnh..... Tại đêm hội Đại đức Thích Nhuận Thanh đã tập cho các em bài: “Trung Thu Bên Em”:

“Hôm nay mừng ngày Trung Thu, Em theo mẹ đi đến chùa

Lòng em hân hoan vui sướng, Sân chùa rộn rã tiếng lân

Cầu xin Phật tổ ban lành, Nơi nơi no ấm, nhà nhà an vui

Nhờ nương ân đức Thế Tôn, Quê hương đất nước mãi luôn thanh bình”

Sau đó Đại đức đã chia sẻ ý nghĩa của tết Trung thu: Ở Việt Nam, tết Trung Thu là dịp cha mẹ con cái quây quần bên nhau, con cái càng hiểu được sự hy sinh, sự chăm sóc vất vả của cha mẹ, vì thế giúp tình cảm gia đình thêm gắn bó. Dịp tết Trung Thu, mọi người thường chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên gồm bánh trung thu, mâm quả, trà,... và một số món ăn bày trên bàn thờ để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Trung Thu cũng là dịp để con cái báo hiếu cha mẹ, dịp để con người thể hiện sự biết ơn tới ân nhân, người ta thường mua bánh trung thu kèm với trà ngon hay.... để làm quà Trung thu cho ông bà, cha mẹ, bạn bè và người thân. Ở Việt Nam còn có phong tục múa lân vào ngày tết Trung Thu và hát trống quân, đây là nét riêng trong dịp tết Trung Thu ở đất nước ta so với một số nước châu Á khác. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình”. Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Dần dần, tết Trung Thu hướng tới trẻ em nhiều hơn, được coi như một ngày tết cho trẻ em, trẻ em trong những ngày này sẽ được bố mẹ sắm cho đèn ông sao, đèn lồng, mặt nạ,... các thứ đồ chơi đặc biệt chỉ có dịp trung thu mới có. Bọn trẻ trong làng rủ nhau đi rước đèn ông sao, vừa đi vừa hát "Tùng rinh rinh tùng tùng tùng rinh rinh, đây ánh sao vui chiếu xa non ngàn,...". Cùng với đó là tục lệ "phá cỗ" cho trẻ em, trẻ em dịp này sẽ được bố mẹ cho ăn bánh kẹo thả ga. Tết Trung Thu là tết của tình thân, ngày nay những giá trị truyền thống của tết trung thu đã bị mai một phần nào do sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức gìn giữ những nét văn hóa cổ truyền từ bao đời nay của cha ông ta, cần hiểu rõ ý nghĩa đoàn viên của ngày tết này để tránh bị những xu thế hiện đại làm phai nhạt đi giá trị đó. Sau đây là hình ảnh được ghi nhận:

Tin, ảnh: Phúc An - Nguyễn Đình Nam

Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online