19/09/2020 12:28

TP.HCM: Lễ Tưởng niệm Húy nhật lần thứ 41 cố Hòa thượng Thích Bửu Chơn

PSO - Sáng ngày 17/09/2020 (01/8 năm Canh Tý), tại chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh) đã trọng thể diễn ra lễ Tưởng niệm Húy nhật lần thứ 41 cố Hòa thượng Thích Bửu Chơn - nguyên Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam.

Quang lâm chứng minh buổi lễ có HT.Thích Thiện Tâm - Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Hộ Chánh - Giáo phẩm Hệ phái Phật giáo Nguyên thủy; HT.Thích Bửu Chánh - UV Ban Thường trực HĐTS, Phó ban Hoằng Pháp TƯ GHPGVN; chư vị Giáo phẩm Hệ pháp Phật giáo Nguyên thủy và Môn đồ Pháp quyến cùng nam nữ Phật tử đồng tham dự.

Để tưởng niệm công đức cao dầy của cố HT.Thích Bửu Chơn - nguyên Tăng thống Giáo hội Tăng già Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam; nguyên Viện chủ chùa Phổ Minh; bậc cao Tăng thạc đức hữu công đối với Đạo pháp và Dân tộc. Theo thông lệ hàng năm, ngày 01/08 âm lịch, hàng tứ chúng đệ tử đều vân tập về chùa Phổ Minh thành tâm thiết lễ tưởng niệm, thắp nén tâm hương, nhất tâm cầu nguyện Giác linh cố Hòa thượng cao đăng Phật quốc.

Thay mặt môn đồ pháp quyến, HT.Thích Bửu Chánh cung tuyên lại Tiểu sử cố Hòa thượng Thích Bửu Chơn (NÀGA SANGHANAYAKA MAHATHERA: 1911 - 1979).

Chân dung cố Hòa thượng Thích Bửu Chơn

Theo đó, Ngài Hòa thượng Bửu Chơn thế danh Phạm Văn Tông, thân phụ là Cụ ông Phạm Văn Dư và thân mẫu là Cụ bà Lê Thị Đương; Ngài sinh năm Nhâm Tý (1911) tại Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp). Thuở thiếu thời Ngài sinh sống tại Campuchia, do đó Ngài thấm nhuần tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy vốn là quốc giáo tại nước này.

Năm 1940, Ngài xuất gia tại chùa Lanka, Phnôm Pênh. Sau đó Ngài vào rừng thực hành hạnh đầu đà (Dhutanga) suốt 12 năm. Năm 1951 Ngài được Phật tử Việt Nam thỉnh về Sài Gòn để hoằng truyền giáo pháp Nguyên thủy.

Năm 1952 Ngài sang Tích Lan nghiên cứu Phật học tại viện Dhammadutavijjàlaya khoảng 2 năm. Từ đó Ngài hành hương Ấn Độ để chiêm bái các Phật tích và được Giáo hội Phật giáo ở Tích Lan dâng tặng Xá lợi Phật về tôn thờ tại Việt Nam. Ngài là vị Giáo phẩm Phật giáo Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động với Phật giáo quốc tế.

Năm 1954, Ngài làm trưởng đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Kết Tập Tam Tạng Pàli lần thứ 6 tại Rangoon, Miến Điện.

Năm 1956, Ngài tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 3 tại Miến Điện. Nhân dịp này Ngài vinh dự được Bộ Tôn giáo Miến Điện dâng tặng Ngọc Xá lợi về thờ tại Việt Nam.

Ngài là thành viên vận động thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Nhiệm kỳ lâm thời Ngài được thỉnh cử vào cương vị Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam vào năm 1957. Trong năm này Ngài làm trưởng đoàn Phật giáo Việt Nam dự lễ Kỷ niệm PL.2500 năm do Phật giáo Campuchia tổ chức. Cũng năm này Ngài dự Hội nghị Phật giáo lần thứ 4 tại Népal và Hội nghị Triết học tại Ấn Độ tổ chức.

Năm 1958, Ngài dự Hội nghị Quốc tế Lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 9 tại Đông Kinh, Nhật Bản.

Năm 1960 Ngài được thỉnh cử vào chức vụ Phó Chủ tịch Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists) trong kỳ Đại Hội lần thứ 5 tại Thái Lan. Cũng năm này, Ngài tham dự Hội nghị Lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 10 tại Tây Đức. Sẵn cơ hội Ngài đã đến nghiên cứu các tổ chức Phật giáo tại các nước như: Anh, Ý, Pháp.

Năm 1961 trong Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 6 tại Phnôm Pênh, Campuchia, Ngài được bầu vào chức vụ Cố vấn Tinh thần tối cao và vĩnh viễn của Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (World Fellowshipof Buddhists)  

Năm 1962, Ngài tái đắc cử Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Ngài đã cùng với Hòa thượng Narada (người Tích Lan) vận động xây dựng thắng tích “Thích Ca Phật Đài” tại núi Lớn, Vũng Tàu.

Năm 1963, trong cuộc đấu tranh chống chế độ kỳ thị tôn giáo của chế độ Ngô đình Diệm, Ngài được cử giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo.

Năm 1964, Ngài dẫn đầu phái đoàn tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 7 tại Ấn Độ.

Năm 1965, Ngài được bầu làm Chủ Tịch danh dự Hội Phật giáo Thế giới  Singapore. Cũng năm này, Ngài dự Hội nghị thành lập Hội Tăng già Phật giáo Thế giới tại Tích Lan.

Năm 1966, Ngài dẫn đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 8 tại Thái Lan.

Năm 1968, Ngài tham dự Hội nghị Lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 12 tại Jerusalem, Do Thái.

Năm 1972, Ngài được thỉnh cử đảm nhiệm chức vụ Phó Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam.

Năm 1975, Ngài được mời giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1979, Ngài được đại hội thỉnh đảm nhận chức vụ Cố vấn Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam khóa 11. Lúc này Hòa thượng Thiện Tâm làm Tổng Thư ký.

HT.Thích Bửu Chơn là bậc cao Tăng thạc đức của Phật giáo Việt Nam, một học giả uyên thâm Phật pháp, biết rất nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái, Khmer, Miến Điện, Tích Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức, Ý, Nga và cổ ngữ Pàli. Riêng về Pàli là ngôn ngữ mà Ngài rất thông thạo và đã dành rất nhiều thì giờ nghiên cứu, soạn thành tự điển Pàli-Việt.

Dù bận rộn Phật sự trong nước cũng như Phật sự quốc tế, Ngài vẫn dành thời gian để hành thiền, thuyết Pháp, phiên dịch và trước tác trên dưới 20 tác phẩm kinh sách để hoằng dương giáo pháp.

Ngày 17/09/1979, mặc dù sức khỏe suy yếu, Ngài vẫn hoan hỉ nhận lời dẫn đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam sang thăm hữu nghị, dự lễ Đôlta (lễ lớn nhất của dân tộc Campuchia) tại Campuchia và cử hành lễ truyền cụ túc giới cho các nhà sư Campuchia bị chế độ diệt chủng Pôn Pốt cưỡng bức hoàn tục.

Ngày 19/09/1979 do bệnh cũ (sạn mật) bộc phát trầm trọng, đến 2 giờ sáng ngày 21/9/1979 (01/08 năm Kỷ Mùi) Ngài an nhiên viên tịch tại Phnôm Pênh (lúc ấy bên cạnh Ngài có HT.Thiện Tâm là trưởng tử của Ngài theo làm thị giả), hưởng thọ 69 tuổi đời, với 39 tuổi đạo. Trước giờ phút lâm chung, trên giường bệnh Hòa thượng vẫn còn tỉnh táo lắng nghe HT.Thiện Tâm và các thành viên trong đoàn báo cáo kết quả buổi lễ Đôlta và lễ Truyền giới viên mãn cho 7 vị sư Campuchia, (Cớt-vai, Pra Dick, IK-Sum, Non Nghet, Kel vong, Dinh Sarun và Tep Vong), mở đầu cho kỷ nguyên phục hồi nền Phật giáo xứ chùa tháp Campuchia.

Cuộc đời và công hạnh của Ngài là một tấm gương sáng ngời, tỏa rộng khắp thế giới, lưu lại mãi trong tâm tư và ký ức của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam thời hiện tại và trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam.

Các tác phẩm của Ngài còn để lại trong sự nghiệp sáng tác phiên dịch bao gồm: Cư Sĩ Thực Hành, Tứ Thanh Tịnh Giới, Pháp Xa, Chuyển Pháp Luân, Bồ Tát Khổ Hạnh, Hàng Rào Giai Cấp, Niệm Thân, Chánh Giác Tông, Tội Ngũ Trần, Truyện Ngạ Quỷ, Quả Báo Sa Môn, Nhân Quả Liên Quan, Kho Tàng Pháp Bảo, Pháp Đầu Đà, Hội Nghị Quốc Tế, Văn Phạm Pàli, Định Luật Thiên Nhiên Của Vũ Trụ, Tự Điển Pàli.

Nhân dịp lễ Tưởng niệm Hòa thượng Ân sư, HT.Thích Thiện Tâm còn tổ chức phát 100 phần quà từ thiện cho người dân tại địa phương có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch Covid-19, với tổng trị giá là 25 triệu đồng.

    CTV PSO

Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online