25/05/2019 16:47

TP.HCM: TT. Giác Duyên chia sẻ "Kinh nghiệm Trụ trì và Hoằng hóa nơi vùng sâu vùng xa"

PSO - Hoằng dương chánh pháp nơi vùng sâu, vùng xa đến với những người đồng bào dân tộc ít người, ngoài những phẩm chất thiết yếu của một người trụ trì thì cũng cần có những tâm huyết, nỗ lực và những kinh nghiệm mang tính đặc thù để thành tựu được chí nguyện đầy khó khăn. Đó là phần mở đầu Thượng tọa Giác Duyên - Phó trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Gia Lai, Chánh Thư ký GĐ III, trụ trì Tịnh xá Phú Cường, đã chia sẻ trong buổi chiều thứ 4 khóa Bồi dưỡng trụ trì đang diễn ra tại Pháp viện Minh Đăng Quang (Quận 2, TP. HCM).

Trong những năm qua, Thượng tọa là người đi đầu trong công tác hoằng pháp nơi vùng sâu, vùng xa để hóa độ Phật tử là người đồng bào dân tộc ít người tại tỉnh Gia Lai. Kinh nghiệm hôm nay chia sẻ với hội chúng cũng chính là những kinh nghiệm được rút tỉa sau một quá trình gần 10 năm thành lập các cơ sở thờ tự (tịnh xá) và hoằng pháp cho người đồng bào dân tộc ít người của chính Thượng tọa.

Theo đó, Tịnh xá Ngọc Đồng (trong từ Đồng Bào) là cơ sở thờ tự (tịnh xá) đươc Giáo hội chính thức cho phép thành lập dành cho người đồng bào dân tộc ít người. Tuy điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn nhưng vào những ngày Chủ Nhật, ngày Rằm, Mồng Một hằng tháng có rất đông Phật tử đồng bào dân tộc về sinh hoạt tu học. Tính đến nay, Thượng tọa đã làm lễ Quy y Tam bảo cho gần 1.200 người Phật tử đồng bào nơi đây.

Trong thời chia sẻ, Thượng tọa cho biết, một trong những chủ trương lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương nói riêng đều khuyến khích Tăng Ni hoằng pháp nơi vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Tuy nhiên, đó là cả một quá trình lâu dài với những điều kiện khó khăn về vật chất cũng như các yếu tố đặc thù. Ở các nơi vùng sâu xa, vùng xa, nơi cư trú của đồng bào dân tộc ít người hiện nay tại Cao nguyên nói riêng và cả nước nói chung thì phần đa người đồng bào đã theo các tôn giáo khác như Tin lành, Công giáo – những tôn giáo có quá trình truyền đạo có sự đầu tư bài bản từ khá lâu.

Chính vì thế, Tăng Ni muốn hoằng pháp thành công có hiệu quả, thì cần có tinh thần phụng sự lớn lao cùng sự nhẫn nại, chịu khó chịu khổ và có phương pháp thích hợp.

Ngoài ra, cần phải nắm vững Hiến chương, Nội quy Ban Tăng sự, Luật Tín ngưỡng Tôn giáo và các quy định của Nhà nước mới được ban hành về hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng vùng sâu, dân tộc ít người để bản thân không vi phạm, làm ảnh hưởng đến uy tín bản thân và mất đi sự tin tưởng, giúp đỡ của chính quyền các cấp.

Cần phải thâm hiểu về Phật pháp để hướng dẫn Phật tử địa phương và Phật tử đồng bào đi theo đúng Chánh pháp. Tạo nếp quen sinh hoạt theo tinh thần Phật giáo nhưng cũng tương hợp với đời sống văn hóa, tín ngưỡng và tinh thần của người đồng bào để họ thấy được sự gần gũi và yêu mến, đạt được lòng tin của họ.

Quá trình hoằng pháp vùng sâu, vùng đồng bào ít người là một quá trình lâu dài và liên tục, cần có quá trình gắn bó đủ lâu để duy trì lòng tin, hình thành nên tập quán mới. Điều này đòi hỏi cần phải có tinh thần nhẫn nại, chịu khó, chịu khổ của người hoằng pháp. Vận dụng các phương tiện khéo léo như công tác từ thiện, giúp đỡ về đời sống vật chất như gạo, mì, áo quần mùa Đông… để tạo sự gần gũi, tin tưởng của tập thể buôn làng nơi muốn hoằng pháp rồi dần hướng dẫn cho họ quy y Tam Bảo, truyền trao 5 giới, khuyến khích việc ăn chay, học giáo lý, tập cho họ cúng dường bằng các nông sản tự sản xuất được như rau củ, bầu bí…

Theo nhận định của Thượng tọa, chư Tăng Ni Khất sĩ có nhiều yếu tố rất thuận lợi cho việc hoằng pháp cho người đồng bào. Những nét đặc thù của HPKS trong tu học, sinh hoạt, và kiến trúc thờ tự rất gần gũi và dễ đi vào lòng người. Đặc biệt, yếu tố Nghi lễ, các bài kinh tụng niệm đều thuần Việt nên dễ đọc, dễ tụng, người đồng bào nghe đến đâu, hiểu được đến đó.

Yếu tố nhẫn nại, chịu đựng gian khổ là yếu tố quan trọng cho sự thành công của người có tâm nguyện hoằng pháp nơi vùng sâu; luôn chú ý đến sự phối hợp giữa quan điểm của Đạo Phật với văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của người đồng bào địa phương; luôn tích cực trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố đặc thù về tín ngưỡng, tâm linh, văn hóa bản địa của người đồng bào để uyển chuyển cho phù hợp với Chánh pháp. Các buổi thuyết giảng với các chủ đề gần gũi với đời sống và sự hiểu biết, quan niệm của người dân đồng bào. Đáp ứng các tiêu chí đơn giản nhưng để cho họ hiểu thì họ sẽ đặt niềm tin vào Phật giáo. Mà khi họ đã tin tưởng và phát nguyện tu học theo rồi thì niềm tin đó rất lớn, tu tập rất tinh cần.

Thời chia sẻ những kinh nghiệm thực tế này kết thúc, có nhiều câu hỏi thảo luận về đề tài được Thượng tọa trình bày trong sự hoan hỷ của Hội chúng.

Minh Nguyên

Download Android Download iOS
An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

An Giang: Tổ đình Phi Lai tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch

PSO - Sáng 24/2 (tức ngày Rằm tháng 2 năm Giáp Thìn), dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Môn phong Tổ đình Phi Lai (An Giang) trang nghiêm tưởng niệm 91 năm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền viên tịch.

Thái Bình: Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

PSO - Chiều ngày 27/3/2024 (18/02/Giáp Thìn), tại trụ sở Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình giai đoạn 2024 - 2029.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online