Trà Vinh: HT. Thích Huệ Thông với chủ đề “Trụ trì - sứ mệnh cao cả thiêng liêng”

PSO - Đối với Giáo hội, một vị trụ trì phải chấp hành nội quy Hiến chương GHPGVN. Với xã hội, trụ trì là một công dân tuân thủ Pháp luật của nhà nước. Với chùa, tự viện, trụ trì phải biết giáo dục đệ tử, quản lý sơn môn, bảo tồn nét văn hóa ngôi già lam, tham gia công tác từ thiện xã hội vv... đồng thời là nhân tố quyết định thành tựu mọi Phật sự của Giáo hội. Xét theo phương diện đối nội, đối ngoại thì vai trò của vị trụ trì gánh vác nhiều sứ mệnh trong đó có nhiệm vụ đem đến an vui hạnh phúc cho số đông. Hoà thượng Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư ký, kiêm Chánh Văn phòng 2 TƯ GHPGVN, chia sẻ kinh nghiệm "vai trò trách nhiệm của người trụ trì trong cơ chế quản lý của GHPGVN" tại chùa Lưỡng Xuyên, số 03 - Lê Lợi, phường 1, Tp. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh vào ngày 29/7/2020 (nhằm ngày 09 tháng 6 năm Canh Tý).

HT. Thích Huệ Thông, chia sẻ

Thực ra vai trò, trách nhiệm của một người trụ trì được GHPGVN quy định rất rõ trong Hiến chương Giáo hội. Chúng ta có thể hiểu ở đây: chùa, tự viện là một cơ sở, người trụ trì là người gìn giữ thắp sáng ngôi chùa, tự viện đó. Chùa cũng giống như y báo, vị trụ trì là chánh báo. Ngôi  chùa đẹp, xấu, phát triển hay không thì hoàn toàn tùy thuộc vào vị trụ trì.

Thời đức Phật thì không có tự viện, trụ trì là những vị chứng đạo những người có trình độ tu chứng, bản thân thanh tịnh từ đó phát triển về mặt đạo pháp chứng đạt thánh quả (như Thập Đại đệ tử của Phật). Đức Phật là Đức Pháp vương, đệ từ Phật là Pháp Vương tử. Cho đến khi ngài Tần Bà Sa La dâng cúng Trúc Lâm Tinh Xá thì Đức Phật và các thánh chúng có chỗ sinh hoạt, chỗ an cư. Cũng từ đó, Tăng đoàn trong đó bao gồm cả Ni chúng hạn chế ở những hang động, gốc cây trong rừng.

Khi đạo Phật chuyển sang Trung Hoa, phát triển nhất ở đời Đường, các già lam, tự viện phát trên lên đến hàng trăm, hàng nghìn các đệ tử, các vị xuất gia. Do số lượng phát triên mạnh như vậy nên các bậc Tổ, các vị Thiền sư hình thành nên các quy củ của thiền tông như Bách Trượng Thanh Quy.

Trong lịch sử chức danh trụ trì có từ thời Ngài Bách Trượng Hoài Hải làm viện chủ và ngài cử ngài Nghiêm Truyền làm vị chủ trì để quản lý đồ chúng với số lượng rất đông. Trước đó, trụ trì chỉ là những vị hành giả tu tập hành trì giới pháp của Phật gìn giữ luật của Đức Phật. GHPGVN ổn định và phát triển đến nay gần 40 năm (từ năm 1981), từ ngày thành lập Giáo hội Ban Tăng sự đã hình thành Nội qui trong đó đề cập đến trụ trì và vai trò trách nhiệm của người trụ trì. Nội qui cũng đã quy định rõ ràng, chi tiết, quy định rõ đối với người trụ trì, phù hợp với luật Phật và đáp ứng được nhu cầu phát triển của thời đại xã hội của công nghệ 4.0, đặc biệt là phù hợp với luật tín ngưỡng tôn giáo.

Toàn cảnh buổi chia sẻ đến Tăng ni trụ trì tỉnh Trà Vinh

Vấn đề này không đơn giản, bởi vì nếu đi sâu vào vấn đề chúng ta sẽ thấy có những điều khó khăn, có những vấn đề chưa được đồng bộ. Đây là những vấn đề cần chia sẻ với các Tăng ni để cảm nhận hiểu và  từng bước áp dụng vào cuộc sống. Có 2 vấn đề quan trọng đối với vai trò của người trụ trì đó là “Truyền thống và Hiện đại”. Truyền thống, ở đây là chúng ta nghiêm trì giới luật thực hiện những lời dạy của Phật tổ. Hiện đại, dù thời nay thời công nghiệp 4.0, thời kỳ hiện đại nhưng chúng ta không được bỏ qua truyền thống, đó là lý tưởng của người xuất gia: “Giác ngộ - Giải thoát”.  Lý tưởng của người xuất gia từ thời đức Phật đó là khi cắt tóc, cạo đầu là chúng ta đã cắt ái từ thân; bỏ thân hình vì lý tưởng giải thoát giác ngộ.

Trong giới luật của Phật quy định: Khi nhận học trò hay khi chúng ta đi tu, Đức Phật đã có những quy định trong giới luật là phải khỏe mạnh, không tật nguyền, không dị hình, đầy đủ trí tuệ… Nếu chỉ nhìn tiêu chí như vậy có nhiều người đặt câu hỏi: như vậy có phải là phân biệt không? đạo Phật đi tu có phải lựa chọn không? vậy những người tật nguyền, tâm thần không đủ điều kiện xuất gia thọ giới? những người đó không đủ tư cách thành Phật sao?

Thực ra, từ xưa Đức Phật  đã nhìn rất rõ bản chất của một người xuất gia đó là: Khi xác định đi tu đó chính là vì lý tưởng giác ngộ giải thoát là yếu tố quyết định của người xuất gia. Nếu như một người xuất gia thiếu trí tuệ, bị bệnh hoạn, thậm chí chúng ta bị tâm thần thì làm sao có đủ khả năng nhận thức sự giác ngộ, sự giải thoát; làm sao có đủ tri thức để tiếp nhận những giá trị chân lý của Đức Phật để truyền bá chánh pháp. Và khi không tiếp nhận được tức là chúng ta nuốt vào mà không tiêu hóa. Điều đó có tác dụng ngược lại, vì vậy Đức Phật khuyên người xuất gia nếu như không có sức khoẻ thì không chịu đựng được những sự khắc khổ của thời tiết, của mưa gió, sự thiền định, tu tập, giờ giấc…

Trụ trì có nhiệm vụ rất quan trọng đó là “Tác Như lai xứ - Hành Như lai sự”, gìn giữ một sơ sở của PGVN mà đạo Phật là một tôn giáo tồn tại hơn 2 nghìn năm. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay có những ngôi chùa cổ -  một biểu hiện văn hóa tâm linh, có giá trị giáo dục tồn tại hàng 1000 năm văn hiến. Vị trụ trì đang quản lý văn hoá, hình ảnh một ngôi chùa Việt đã đi vào thơ ca trong nền giáo dục đạo đức với những nét đẹp văn hóa giá trị của đạo đức của dân tộc Việt Nam.

Trách nhiệm và bổn phận người trụ trì đó chính là người thầy đầu đời giáo dục tự viện sau đó mới đưa ra giáo dục học đường. Thầy trụ trì là người thầy dạy cho học trò thân giáo, khẩu giáo dạy dỗ từ thủa ban sơ đến Tỳ ni, Sa di, thầy dạy cho cách đi đứng, công phu, bái sám…đó là những nền tảng của giới luật thấm nhuần tư tưởng của thiền môn, nền tảng giới luật căn bản cho một người xuất gia. Đến khi đi vào học đường, sẽ tiếp nhận hiện đại, nền khoa học của các bậc tiền bối truyền trao. Kết hợp giáo dục tự viện và giáo dục học đường giúp cho người xuất gia sẽ trở thành người vững trãi trong cuộc sống.

Trong công tác Hoằng pháp, đòi hỏi vị Trụ trì phải có phần nội chứng nhất định. Sứ giả Như lai không chỉ thuyết giảng trên ngôn ngữ mà còn thể hiện bằng cuộc sống của mình thì mới có thể cảm hóa quần chúng. Là người quản lý Già lam, vị trụ trì phải có tâm bao dung độ lượng để dung nhiếp đại chúng, tiếp nhận những người khổ đau đến với cửa thiền. Với tâm từ bi hỷ xả, vị trụ trì luôn sẵn sàng tha thứ và tiếp độ chúng đệ tử cang cường, giúp họ chuyển hóa trở nên tốt đẹp.

Hoà thượng nhấn mạnh, tại Hội nghị Tăng sự toàn quốc vừa được tổ chức ở chùa Tam Chúc (Hà Nam), Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch HĐTS GHPGVN có một bài phát biểu chỉ đạo và sau đó đã được thông qua nghị quyết đó là; “Ban Tăng sự TƯ nên ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết, cụ thể một số điều, khoản trong Nội quy tăng sự đồng thời có hình thức, biện pháp chế tài xử lí nghiêm đối với một số Tăng, ni vi phạm giới luật, tự động xa rời Thầy Tổ, mua đất tự cất tự viện, am cốc, quy tụ tín đồ không đúng theo quy định của Giáo hội và pháp luật Nhà nước; Ban Tăng sự nên kết hợp với Ban Giáo dục để có một chương trình giảng dạy về Nội quy Tăng sự tại các trường Phật học để giúp Tăng, ni ý thức cơ bản về việc quản lí Tăng ni, tự viện của Giáo hội; cần hướng dẫn chi tiết, cụ thể về tài sản của Tăng, ni có liên quan đến tự viện và bổ nhiệm trụ trì có liên quan đến sơn môn, hệ phái  và những yếu tố khác; Việc thuyên chuyển tăng, ni chuyển vùng sinh hoạt tôn giáo, phải có nhu cầu chánh đáng, có cam kết, bảo lãnh chịu trách nhiệm của vị trụ trì và các quy định khác của Ban Tăng sự để phù hợp điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng địa phương; Ban Tăng sự Trung ương cần nghiên cứu, ban hành văn bản quy định trách nhiệm cụ thể đối với Ban Tăng sự các tỉnh thành và quận huyện về việc xử lí, quản lí Tăng ni, tự, viện tại địa phương.…” hầu hết các bậc tôn túc tham dự Hội nghị đều đồng tinh và có chung nhận xét đó là: Hiện nay, đặc biệt là bộ phận Tăng ni trẻ xa rời giới luật, đánh mất giới luật quên đi hoài bão của người xuất gia do ảnh hưởng của mạng xã hội.

Thời đức Phật, sau đó là các vị Tổ đều có quy định rất rõ trách nhiệm của người thầy khi nhận đệ tử, là phải đủ trí tuệ để truyền trao cho đệ tử, có đầy đủ vật thực để cung cấp nuôi đệ tử….  nhưng bây giờ những việc như vậy bị xem nhẹ, nhiều người không giới hạn nhận đệ tử, còn việc tu như thế nào là phước duyên của đệ tử. Chính vì vậy trong quy định của Tăng sự hiện nay có một chương nếu người thầy nhận học trò thiếu trách nhiệm, thiếu dạy dỗ mà đệ tử vi phạm giới luật người thầy không trình báo không hợp tác với Giáo hội thì giáo hội sẽ có biện pháp xử lý người thầy đó.

Hiện nay, khe hở lớn dẫn đến một sự bất cập đó là nhu cầu thuyên chuyển sinh hoạt của Tăng, ni có chính đáng hay không chính đáng cũng là cả một vấn đề. Nếu nhu cầu chính đáng chuyển từ địa phương này đến địa phương khác để tu học, để hoạt động thì đó là một điều tốt. Nhưng nếu như việc bỏ thầy tổ, tách Tăng đoàn không muốn ở chung, muốn độc lập tự mua đất, xây cất am thất, quy tụ tín đồ… như vậy là trái với quy định Hiến chương của Giáo hội.

Hòa thượng cũng chia sẻ thông tin đến đại chúng tham dự, tới đây, Ban Tăng sự TƯ sẽ biên soạn một quy chuẩn để đồng bộ xử lý những vấn đề vi phạm của tăng, ni. Bởi GHPG được hình thành trên nền tảng sự hòa hợp của Tăng đoàn. Để cho sự hòa hợp thanh tịnh, chúng ta cần phải có những cái chung nhất định; Thống nhất trong ý chí và hành động, để từ đó mới có được một Tăng đoàn vững mạnh.

Một lần nữa, Hoà thượng cũng nhấn mạnh: Để hoàn thành sứ mệnh trụ trì thì kiến thức tổ chức, quản lý tự viện và cách thức tiếp đãi thập phương tín thí càng phải thông suốt. Trụ trì là linh hồn của già lam, hình ảnh vị trụ trì luôn in dấu sâu đậm trong mọi sinh hoạt của thiền môn và trong lòng đại chúng. Người trụ trì là nơi nương tựa tâm linh cho đại chúng, là người giữ gìn mạng mạch Phật pháp, dẫn đầu đại chúng trong việc tu học, người phát tâm tu học hạnh Bồ tát, mang hạnh nguyện sống vì hạnh phúc, vì an lạc cho số đông. Vị trụ trì luôn đối diện và chuyển hóa những tập nghiệp của chính mình trở thành đạo nghiệp vững chắc, để từ đó động viên hội chúng cùng tấn tu đạo nghiệp, nghiêm trì giới thân huệ mạng. Người có vị trí cao càng phải cân nhắc và cẩn trọng trong từng lời nói và hành động. Thường xuyên quán chiếu lời nói, hành động và suy nghĩ của mình, người giữ vai trò Trụ trì ngày càng tinh tấn trên lộ trình tu tập. Nếu người không đủ đạo hạnh, công phu tu tập không uyên thâm, tâm lực không hùng mạnh thì không thể gánh vác nổi trọng trách này. Đây là một đại hạnh nguyện, chớ không phải việc tầm thường. Một bậc thầy, một vị lãnh đạo đầy đủ đạo đức, trí tuệ và hết lòng vì đạo pháp, mới có thể viên mãn công đức tu hành.

Ban Biên tập PSO

Download Android Download iOS
TP.HCM: Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam

Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam khai mạc sáng 25/4, tại Hội trường Văn phòng 2 Trung ương – thiền viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM), Hội nghị diễn ra 01 ngày, nội dung tập trung triển khai các văn kiện quan trọng của Giáo hội.

Long An: Phật giáo huyện Đức Hòa đồng hành cùng bà con vùng hạn mặn (đợt 1)

PSO - Nhận thấy tình hình khó khăn về nước sinh hoạt của người dân miền Tây khi phải đối diện với hạn mặn kéo dài, thời gian qua, BTS GHPGVN huyện Đức Hòa đã phối hợp Huyện Đoàn Đức Hòa thực hiện mô hình “Chuyến xe nghĩa tình – Hành trình trao gửi yêu thương” trao tặng nước uống và nước sinh hoạt đến bà con huyện Gò Công (tỉnh Tiền Giang), huyện Bì

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online