[Video] CUỘC THI VIẾT CẢM NHẬN “TÔI LÀ PHẬT TỬ”: CHÂU MINH TRỌNG | THỌ NGHĨA

CUỘC THI HỌC PHẬT HIỂU PHÁP

CHỦ ĐỀ: TÔI LÀ PHẬT TỬ

BÀI THI: BÌNH ĐẲNG – ĐẶC TRƯNG CỦA PHẬT GIÁO, PHÁP MÔN TU HÀNH CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: TLPT (25)

  Bình đẳng “平等”, gồm chữ “bình” là ngang nhau hay bằng nhau, chữ “đẳng” là hạng hay loại. Với hai yếu này cho thấy từ nguyên của bình đẳng “平等” là ngang nhau về hạng, bằng nhau về loại, hay mọi vật đều bình đẳng với nhau. Xưa kia, Đức Phật chưa chứng đắc đạo quả giải thoát, đã thấy sự bất bình đẳng trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Ấn Độ xưa kia có bốn đẳng cấp (Bà La Môn, Sát Đệ Lợi, Phệ Xá, Thủ Đà La), phân giai cấp khắc nghiệt, nên mọi giai cấp đều chấp vào thứ hạng của Phạm Thiên ban cho mà chê bai giai cấp khác. Điều đó, đã thôi thúc Đức Phật tìm cầu giải thoát mà tự thực hành pháp bình đẳng của tất cả vạn pháp, để chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Đức Phật dạy rằng: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị, ấy là vị mặn. Cũng như thế đó, giáo pháp của ta tuy có muôn ngàn phương tiện pháp môn, nhưng duy nhất chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát”. Từ lời dạy, quán chiếu về những câu chuyện được ghi lại trong kinh điển. Câu chuyện Sunita, người hốt phân sợ ô uế tăng đoàn được đức Phật nhận làm đệ tử: Sunita nói: “Con là người thuộc giai cấp hạ tiện, con sợ làm ô uế ngài và giáo đoàn của ngài”.  Đức Phật đáp: “Chúng tôi đã đi tu rồi, chúng tôi không còn phân biệt giai cấp. Bạn cũng là người như tất cả chúng tôi. Chúng tôi không sợ bị ô uế đâu. Chỉ có tham dục, sân hận, và si mê mới làm ô uế được chúng ta, chứ một con người dễ thương như bạn thì chỉ cho chúng tôi thêm niềm vui mà thôi.”, “Cũng như vậy, người đi xuất gia dù xuất thân từ giới quyền quý Khattiya hoặc giới Bà la môn Brahma, hoặc các giới Vessa và Suddha, hoặc không thuộc giai cấp nào, khi đã vào trong giáo đoàn để tu học theo đạo lý tỉnh thức thì đều phải từ bỏ giai cấp và chủng tộc của mình để trở nên một người khất sĩ. Sunita, nếu bạn muốn, bạn có thể trở thành một vị khất sĩ như chúng tôi”. Hơn thế nữa, những câu chuyện được ghi vào lịch sử Phật giáo thể hiện những hạng người giả trân như: Đề Bà Đạt Đa hại Phật, thái tử A Xà Thế giết cha hại mẹ, chàng Vô Não nghe lời ngoại đạo giết người lấy đủ 1000 ngón tay để trở thành bất tử, cô gái giả có thai vu oan Phật, kẻ ngoại đạo mắng Phật, nàng Ma Đăng Già hại A Nan, v.v... Tất cả những trường hợp trên đều được Đức Phật hóa độ. Ta biết rằng vì có tâm bình đẳng, mới tồn tại tấm lòng từ bi và hỷ xả đến như vậy. Bình đẳng từ trong tâm của bậc đại Giác ngộ, mới đem lòng từ bi, hỷ xả, vị tha ban tặng cho chúng sinh, với mục tiêu hoằng hoá và cứu độ chúng sinh khỏi trầm luân, đau khổ.  Tinh thần bình đẳng của Phật giáo là không thiên vị, thể hiện sự đối đãi công bằng với tất cả chúng sinh, bất kỳ giai cấp, địa vị xã hội, giới tính và quyền lực chính trị, v.v... Đều phải được công bằng, bình đẳng. Khi thực hành pháp bình đẳng, chúng ta mới thấy tự do và không bị nô lệ bất cứ hình thức hay giáo điều nào.  Đây là, đặc trưng cơ bản của Phật giáo, một nét đẹp văn hoá “khất sĩ” của Phật gia, một tinh thần hiện đại, một chiều sâu tâm linh tự do. Từ pháp bình đẳng của Phật giáo, nét đẹp văn hoá tinh thần và văn hoá tâm linh đến việc tu hành của người Phật tử. Tu là sửa, hành là trải nghiệm từ bản thân, nên Đức Phật dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Hơn thế, chúng ta xem các pháp ngang nhau, không được thiên vị một pháp nào để chấp vào sự khổ đau. Vì biết rằng, tất cả các pháp tu đều là phương tiện dẫn dắt chúng sinh ra khỏi nỗi khổ niềm đau, chứ không ai lấy đi khổ đau của mình. Như Đức Thế Tôn từng dạy: “Ta không có quyền ban phước hay giáng hoạ cho ai cả”, đạo Phật dựa trên nguyên tắc nhân quả và công bằng, nên “phàm làm việc gì trước phải nghĩ đến hậu quả của nó”.  Ở Việt Nam thời hiện đại, quy định theo Khoản 3, Điều 5 Luật Bình đẳng giới thì: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”. Đúng vậy, nam nữ ngang nhau, khả năng phát triển cơ hội ngang nhau. Song nữ giới càng phải được che chở, nâng niu trân trọng nhiều hơn. Từ biểu hiện gọi “phái yếu” chuyển gọi thành “phái đẹp”, đẹp như cây bông hồng lan toả khắp vườn hoa.   Từ Bình đẳng giới là điều kiện tiên quyết, đến bình đẳng với vạn pháp. Phải bình đẳng chúng ta mới cảm thấy tự do. Bình đẳng là điều tự nhiên, ai thấy được vạn pháp giai không thì sẽ thấy được tính bình đẳng. Trên tâm thế tự do, thực hành pháp bình đẳng, quán chiếu tâm vô ngã và vạn pháp vô thường. Đời thì ngắn, mọi người bình đẳng để thấy đời nhiệm màu và vui tươi hơn. Có bình đẳng mới cảm thấy hiệu quả, tu mới thành, nên Đức Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Cột chặt tâm để không xáo động với các dục vọng, mà buông bỏ đi để tâm thanh tịnh.   “Tâm khó thấy, tế nhị, Theo các dục quay cuồng. Người trí phòng hộ tâm, Tâm hộ, an lạc đến”  (Kinh Pháp Cú – Phẩm Tâm) Với bản thân là người được sống trong suối nguồn chánh pháp của Đức Thế Tôn, trên cung kính Tam bảo, dưới nguyện giúp đỡ nhân sinh. Chúng “tôi là Phật tử” học Phật hiểu Pháp, trên con đường tìm hiểu chánh pháp, chánh pháp là vô biên. Nên học và tu được pháp nào, liền đem đi chia sẻ cho các thân hữu gần xa. Để thế giới, chúng sinh và cả các tầng pháp giới đều nghe thấy, đều thành tựu giải thoát trên con đường giác ngộ.   Thông tin liên hệ Châu Minh Trọng, SĐT 0779449065, pháp danh: Thọ Nghĩa. Đơn vị: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ cụ thể: KTX khu B – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, phường Đông Hoà, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Download Android Download iOS
QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online