[Video] CUỘC THI VIẾT CẢM NHẬN "TÔI LÀ PHẬT TỬ": NGUYỄN VĂN AN| PD: THIỆN BÌNH

CUỘC THI HỌC PHẬT HIỂU PHÁP

CHỦ ĐỀ: TÔI LÀ PHẬT TỬ

BÀI THI: TÔI LÀ PHẬT TỬ

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: TLPT (06)

Sớm tiếp thu tư tưởng Phật Pháp từ nhỏ qua thế hệ ông bà, cha mẹ và người thân xung quanh, nếp sống tốt đẹp dần hoàn thiện trong tôi kèm với nhiều nỗi hoài nghi, ưu tư cần khám phá trong tâm hồn của người thiếu niên. Vào những ngày đẹp trời của cậu sinh viên từ miền quê vào thành phố học tập năm 2011, hành trang mang theo là những ước mơ và hoài bão. Những điều mới mẻ từ con người, cảnh vật cho đến hoàn cảnh sống đều chưa từng được nghĩ đến ở cấp học phổ thông. Với điều kiện thuận lợi, tôi bắt đầu hành trình “giải nghi” và tiếp thu những giá trị từ Đạo Phật mang lại như những lời “giới thiệu” từ các thế hệ đi trước. Trước gia tài đồ sộ của Đức Phật Thích Ca để lại, tôi choáng ngợp bởi lượng tri thức và sự trải nghiệm vô giá mà Ngài để lại cho đời sống qua hơn 2500 năm. Những lời dạy của Đức Phật không phải đơn giản trong một câu niệm danh hiệu hay một cuốn kinh Nhật Tụng mà ngày trước người thân của tôi thường vẫn niệm tới lui hàng ngày, hàng năm trời như sự rập khuôn. Tôi dần hình dung ra rằng: “cứ đi rồi sẽ tới, mỗi bước chân nhỏ bé của mình trong hôm nay là hành trình tìm về xứ Phật”. Tuy sẽ rất xa nhưng tôi vẫn luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu học hỏi các giá trị chân lý, mặc dù lúc ấy động cơ thúc đẩy còn khá mơ hồ, mông lung.

Không làm các điều ác,

Siêng làm các điều lành,

Tâm Ý giữ trong sạch,

Chính lời chư Phật dạy.   (Pháp Cú 183)

   Theo tôi, đó không phải đơn thuần là một bài kệ cho người đời thưởng thức, ngâm nga khen tặng, mà ẩn sau đó là một hành trình, một triết lý sống cho kiếp nhân sinh này mà mọi đối tượng đều mong muốn. Ở đời sống thường nhật, con người thường đặt các tiêu chí nhà cao cửa rộng, tài khoản có bao nhiêu tiền, mọi người phải ngước nhìn mình trong những tiếng hoan hô, tán tụng… để đánh giá hạnh phúc.  Nhưng qua truyền thông, báo chí, tivi, hay trong cuộc sống hiện tại của những người xung quanh, tôi quan sát thấy rõ rằng, hạnh phúc không đơn thuần trong bốn điều: cơm, áo, gạo, tiền… Một vòng lẩn quẩn của con người sinh ra, học tập, lớn lên, lao vào kiếm tiền, dựng vợ gả chồng, lo cho con cái, già nua, bệnh tật và rồi chết đi. Vì thế, không riêng gì tôi, những con người kia cần lắm một nơi nương tựa vững chãi, bình yên, không so đo tính toán, không đánh giá hơn thua, không thị phi náo nhiệt…  Vào những ngày hè năm 2016 rực rỡ đầy nắng và gió, tôi mới đủ duyên được Quy y Phật – Pháp – Tăng dưới mái chùa thông qua một Khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” dưới sự chỉ dẫn của Sư Ông Giác Toàn. Kể từ giây phút đó, tôi nhận thấy mình như được sinh ra một lần nữa, tôi ngẫm nghĩ nên làm gì đó để thay đổi guồng quay “cũ kỹ” của bao người. Tôi “phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay ..” không có sự tiếc nuối.  “Tôi là Phật tử!” - Kể từ giây phút đó, tôi tập chuyển hóa bản thân, tôi từ chối sát sanh và trang trải lòng từ bi, thương yêu mọi loài. Tôi từ chối trộm cắp, vật gì không cho thì không được lấy, tập sẻ chia, bố thí, cúng dường. Tôi lại từ chối cuộc sống tà hạnh, sống chung thủy trong hôn nhân, tôn trọng hạnh phúc của mỗi người, mỗi nhà. Tiếp đó, tôi từ chối cơ hội nói dối để nó không thành thói quen, học cách nói lên sự thật, nói lời hòa nhã, yêu thương. Cuối cùng, tôi từ chối sử dụng các chất kích thích như rượu, bia gây say xỉn, các chất ma túy gây nghiện, hình thành thói quen tốt, và tích cực tu tập thiền, sống chánh niệm, tỉnh thức. Và từ đó, thấy cuộc sống của mình ngày một hạnh phúc hơn! Tôi dễ ấn tượng và hay suy tư trước cảnh chùa trang nghiêm thanh tịnh, tôn tượng Phật – Bồ Tát bi trí vẹn toàn, hình ảnh màu y giải thoát của Chư vị Tăng Ni…Tôi thầm nhủ: đây xứng đáng là nơi mình có thể học hỏi, trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức, nội lực và thanh lọc bản thân trước những cám dỗ, thời thế, trào lưu xấu ngoài xã hội. Với hành trang là chiếc điện thoại đời cũ có đăng ký mạng, tôi dần tập đi những bước chân đầu tiên, từ tra cứu các từ vựng, ngữ pháp đơn giản mà một người học Phật cần biết tới như Luân Hồi, Nghiệp Báo, Nhân Quả hay Phật Pháp Tăng,… Chẳng có vốn liếng Phật học, chẳng có bản đồ hướng dẫn, người bạn thân nhất trong Đạo lúc đó của tôi là Google. Đứng trước nhiều thử thách từ chính mình, nào là tâm tham lam, bỏn sẻn, tự ti, tâm gây khó dễ, sân giận… và ngoại cảnh trái ý nghịch lòng mang lại, tôi càng thấm thía lời dạy của Phật qua từng câu từ, từng nội dung, trang kinh…

“Người có phước, tìm về Tam bảo,

 Phật, Pháp, Tăng quý báu khó hơn,

Khó khăn, bất hạnh tựa nương,

Dùng Bốn chân lý làm phương thoát nàn.

Nương tựa ấy tạo nên quả phước,

Nguồn tâm linh, thể đạt an vui,

Người khôn nương tựa đời đời,

Vẫy chào đau khổ, thảnh thơi cuộc đời.”

(Pháp cú 191,192- HT. Giác Toàn chuyển ngữ)

 Các Phật tử cũng nên xem mình là cánh tay nối dài của đạo Phật bằng cách sửa đổi, chuyển hóa chính bản thân mình, sống hạnh phúc để làm gương cho mọi người xung quanh. Đạo Phật còn nhập thế tích cực để ta có thể giúp đỡ tha nhân, phụng sự đời sống, hộ quốc an dân, tốt đời đẹp Đạo, là nét đẹp cần có của người Phật tử.  Tôi thầm nghĩ: “Mình có thể cho rằng, không học Phật pháp thì cũng đâu có sao, đâu có chết ai, những người không biết đạo họ vẫn sống vui vẻ; nhưng đối với riêng tôi, tôi không hình dung được tôi sẽ ra sao nếu tôi không biết Phật pháp. Càng hiểu Phật pháp thì tôi mới thấy ân đức của Đức Phật đối với chúng sanh lớn vô cùng. Càng học Phật pháp mình biết được con đường mình sẽ đi, không gì kinh hoàng bằng một ngày nào đó mình nhìn lên trời cao thăm thẳm, mà không biết bên ngoài quả đất này nó còn cái gì nữa và đi về đâu, mình là ai, ở đâu tới và bây giờ mình phải làm gì?  Có nhiều người nói với tôi rằng, người ta sống có ai bận tâm đến những chuyện đó đâu, nhưng có người rất khổ tâm vì họ không biết họ là ai, sẽ đi về đâu, tại sao kẻ ăn không hết mà người lần không ra, tại sao trên đời có quá nhiều những bất công, tại sao, tại sao và tại sao ? Cho Pháp tức là cho họ câu trả lời. Pháp này ở đâu, đó là từ lời dạy của Đức Phật.” Thói quen tích cực sẽ đưa chúng ta vào quỹ đạo của an vui và hạnh phúc. Ví dụ thói quen nghe pháp, thói quen chuyển hóa tham, sân, si, thói quen làm các Phật sự, giúp đời, cứu người đều là những thói quen đòi hỏi sự bền bỉ trong nỗ lực. Những thói quen xấu có thể sống dai, sống dài, sống dở trong suốt mấy chục năm cuộc đời của ta, thậm chí còn theo đuổi ta trong nhiều kiếp sống về sau. Vì thế sau nhiều năm tìm hiểu, học tập và trải nghiệm đời sống tâm linh của mình tại các ngôi Già Lam, tôi mới thấy quý giá và hạnh phúc đến nhường nào. Kể từ giây phút “Tôi là Phật tử”, tôi xin nguyện đời đời được làm bà con với Phật Pháp, kiếp kiếp làm quyến thuộc từ bi, nguyện tu học điều lành, thân cận Ba ngôi tâm linh cao thượng Phật – Pháp -Tăng. Nguyện trọn đời thực hành theo lời Phật dạy: Có cơ hội gieo trồng giống tốt Nhớ siêng năng chăm sóc, làm hoài Căn lành tăng trưởng mỗi ngày Những ai tích phước, nay mai an lành. (Kinh Pháp Cú 118- HT. Giác Toàn chuyển ngữ) Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Download Android Download iOS
QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online