27/01/2020 16:24

Bình Thuận: Thanh Minh Tự - nét chùa cổ vươn mình trong nắng và gió

PSO - Thanh Minh Tự ngày nay có vai trò gìn giữ nét đẹp văn hoá Phật giáo, truyền thống đạo đức dân tộc, tập quán tín ngưỡng tâm linh, và cũng là điểm tựa cho bao tâm hồn bất an. Đặc biệt nơi đây còn là điểm thu hút người dân địa phương và khách du lịch các nơi đến để thưởng ngoạn, lễ bái.
Cổ tự Thanh Minh có lịch sử gần 140 năm
Phan Thiết - một vùng đất của nắng và gió, với địa hình cánh cung trải dọc trên vùng biển Nam – Trung bộ, bắt đầu từ mũi Kê Gà lên đến Mũi Né. Từ xa xưa, đây là vùng đất của người Chămpa sinh sống, địa danh Phan Thiết theo tiếng địa phương xưa có nghĩa là “Mang-thít”. Thanh Minh Tự được thành lập từ 1876 (năm Bính Tý) dưới thời vua Tự Đức, để đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng Phật tử, Hội Thanh Minh đã làm lễ đặt đá và xây dựng ngôi chùa nằm trên phần đất giáp biển Đồi Dương. Gần 140 năm hình thành, trước khi được phục dựng, ngôi cổ tự Thanh Minh đã trải qua năm tháng chiến tranh và hứng chịu sự hư hại do thiên tại để lại.
Chánh điện với lối kiến trúc 2 gian cổ xưa
Điện sau thờ ngài Hộ pháp Tiêu Diện Đại Sĩ, tương truyền là hoá thân của Bồ-tát Quan Thế Âm
Miếu thờ Ngũ Hành
Bên trong miếu thờ Ngũ Hành vẫn còn lưu giữ nhiều tượng và bài vị cổ
Theo lịch sử ghi lại, từ ngày đầu thành lập cho đến khi được trùng tu, ngôi chùa vẫn lưu giữ lối kiến trúc cổ kính với tiền điện an vị Đức Phật Bổn Sư, hậu điện thờ ngài Tiêu Diện Đại Sĩ, một vị Hộ Pháp được các chùa Việt Nam từ xưa đến nay hay thờ chung với ngài Vi Đà Hộ pháp, một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ-tát với hạnh nguyện hàng phục yêu ma và cứu độ chúng sinh.
Theo tin ngưỡng của người dân địa phương, Ngũ vị Thánh Mẫu là các vị thần phong thuỷ, phù hộ bình an
Bài vị cổ còn lưu giữ tại Thanh Minh Tự
Ngoài ra, trong chùa còn thờ các vị Tiên linh, Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cơ với công đức kiến tạo nên sự an cư lạc nghiệp và bình an cho người dân xứ biển Tam Phan. Trong khuôn viên Thanh Minh tự còn có miếu Ngũ Hành thờ Ngũ vị Thánh Mẫu: Kim - Mộc – Thủy - Hỏa - Thổ, một tín ngưỡng nhân gian Á Đông để thể hiện lòng tôn kính và tri ân đối với những vị thần cai quản vũ trụ, đều hoà thời tiết, giúp người dân có cuộc sống bình an và ấm no.
Thanh Minh Tự được trùng tu bởi tập đoàn Rạng Đông, và trở thành điểm phong thuỷ cho toàn khu đất của tập đoàn
Một gốc yên tỉnh của cổ tự
Cuối năm 2012, khi tập đoàn Rạng Đông về tiếp quản khu đất xung quanh chùa để làm dự án Khu biệt thư cao cấp, nhìn thấy ngôi chùa cổ Thanh Minh và miếu Ngũ Hành đã xuống cấp trầm trọng, nhưng ẩn chứa giá trị tâm linh vô giá. Vì vậy, để gìn giữ hồn thiêng của Phật giáo, Tập đoàn Rạng Đông đã phát tâm đầu tư kinh phí tôn tạo, phục dựng lại toàn bộ khuôn viên ngôi cổ tự.
Cổng Tam Quan
Giếng nước cổ gần 140 năm vẫn được giữ lại khi trùng tu chùa, tạo nên cái độc đáo và bí ẩn do du khách
Khi đến đây chiêm bái, mỗi người chúng ta tự nhiên bị thu hút bởi sự thanh tịnh của ngôi cổ tự, làm tâm hồn trở nên bình an lạ thường
Sau hơn 1 năm (từ tháng 10/2015 - 10/2016) với việc tôn tạo, sữa chữa, chủ đầu tư đã phục dựng gần như nguyên trạng kiến trúc cách đây 140 năm, trong đó có cả chiếc giếng cổ, thể hiện sự trang nghiêm, độc đáo và thanh tịnh của chùa cổ. Bên cạnh đó kiến trúc Phan Thiết xưa với kết cấu nhà 2 gian cột gỗ tại chánh điện và nhà thờ, mái lợp ngói âm dương, phù điêu chạm khắc hình rồng tinh tế.
Cả ngôi chùa được bao bọc bởi hồ nước rộng
Nhìn mặt hồ trong xanh thì bao phiền muộn như được tiêu tan
Sân chùa có dựng tấm bản ghi lại lịch sử hình thành
Nhiều canh xanh và bon-sai được trồng làm tiểu cảnh, góp phần tạo nên sự thoáng đảng và mát mẻ
Bên ngoài chùa, bước vào là cổng tam quan khắc tên“Thanh Minh Tự”, kế đến là Tôn tượng Bồ Tát Quan Thế Âm bằng gỗ nguyên khối được an vị lộ thiên trên mặt hồ trước sân. Chánh điện trước sau, miếu ngũ hành, thiền đường được bao bọc quanh hồ nước trong xanh có cầu bắt ngang. Sân chùa được bố trí nhiều cây xanh và bon-sai để làm tiểu cảnh, tạo thành một không gian trầm mạc, thoáng đãng và thiền vị.
Mái gói Âm Dương
Phù điêu được áp song long tinh xảo
Thanh Minh Tự ngày nay có vai trò gìn giữ nét đẹp văn hoá Phật giáo, truyền thống đạo đức dân tộc, tập quán tín ngưỡng tâm linh, và cũng là điểm tựa cho bao tâm hồn bất an. Đặc biệt nơi đây còn là điểm thu hút người dân địa phương và khách du lịch các nơi đến để thưởng ngoạn, lễ bái.
Sau khi được phục dựng lại, chùa đã được chứng nhận là Di tích lịch sử cấp Thành phố
Với sự thanh tịnh vốn có của ngôi cổ tự, Thanh Minh đã làm diệu đi cái nắng, cái gió quanh năm trên vùng đất Phan Thiết, giúp người ta trở nên hiền hoà, bình an, và được che chở bởi sự từ bi của Đức Phật và Thánh hiền.

Tin ảnh: Đăng Huy

Download Android Download iOS
TP.HCM: Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam

Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam khai mạc sáng 25/4, tại Hội trường Văn phòng 2 Trung ương – thiền viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM), Hội nghị diễn ra 01 ngày, nội dung tập trung triển khai các văn kiện quan trọng của Giáo hội.

Long An: Phật giáo huyện Đức Hòa đồng hành cùng bà con vùng hạn mặn (đợt 1)

PSO - Nhận thấy tình hình khó khăn về nước sinh hoạt của người dân miền Tây khi phải đối diện với hạn mặn kéo dài, thời gian qua, BTS GHPGVN huyện Đức Hòa đã phối hợp Huyện Đoàn Đức Hòa thực hiện mô hình “Chuyến xe nghĩa tình – Hành trình trao gửi yêu thương” trao tặng nước uống và nước sinh hoạt đến bà con huyện Gò Công (tỉnh Tiền Giang), huyện Bì

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online