Đà Nẵng: ThS.Lê Anh Tiến chia sẻ chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học”

Nghe đọc bài:

 

PSO - Nằm trong khuôn khổ Khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm, chiều ngày 18/04, Thạc sĩ Lê Anh Tiến – Phó Ban điều hành QUỸ CTXH AHLLVTND Phan Trọng Bình, Đồng sáng lập và Tổng Giám đốc công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam có buổi chia sẻ chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” cho chư Tôn đức Giáo thọ 34 Trường TCPH trên toàn quốc.

Thạc sĩ Lê Anh Tiến – Phó Ban điều hành QUỸ CTXH AHLLVTND Phan Trọng Bình, Đồng sáng lập và Tổng Giám đốc công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam

Mở đầu buổi chia sẻ, Thạc sĩ nêu lên khái niệm của công nghệ dạy học và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở thời điểm phát triển hiện nay. Tất cả công nghệ trong trường học ngày nay sẽ không có giá trị nếu giảng viên không biết sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Máy tính không kỳ diệu, chính các giảng viên mới đem lại sự kỳ diệu.

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy giúp người dạy và người học được cá thể hóa các hoạt động giảng dạy thông qua công nghệ, truy cập tức thời các nguồn tri thức, công nghệ phù hợp, hấp dẫn và gắn kết người học, giúp người học linh hoạt, thích ứng nhanh trong công việc tương lai, công nghệ giúp tạo lập môi tường học tập tích hợp, hỗ trợ giảng viên trong các quy trình nghiệp vụ giảng dạy.

Thạc sĩ Lê Anh Tiến chia sẻ thêm “chúng ta có thể sử dụng một số ý tưởng ứng dụng công nghệ trong hoạt động giảng dạy như: dùng công nghệ để hỗ trợ học viên tạo ra các sản phẩm sáng tạo của riêng họ (viết, thiết kế, sáng tác,…) khuyến khích sử dụng các tài nguyên trực tuyến để giải đáp câu hỏi, khám phá các khái niệm trong quá trình học,  thiết kế và trình chiếu các hình ảnh video trực quan để thể hiện, biểu diễn các nội dung và khái niệm, sử dụng bảng thông minh hoặc bảng trắng tương tác để thu hút sự chú ý của người học (ví dụ sử dụng các ứng dụng trên bảng trắng để thu hút phản hồi và đánh giá người học về các nội dung học)”…

Bên cạnh sử dụng nhiều CNTT trong dạy học chúng ta cần lưu ý: Công nghệ có thể làm phân tán người học trong lớp học, công nghệ có thể làm sinh viên tách khỏi các tương tác xã hội thực, công nghệ có thể tạo cơ hội cho những hành vi thiếu trung thực của người học tại lớp cũng như trong việc làm bài tập,…

Thạc sĩ đưa ra các ứng dụng và công nghệ hỗ trợ giảng dạy như: google form, Edraw mindmap, canva, coggle, các thư viện đồ họa và hỗ trợ bài giảng, Pixabay, Khan Academy, Active Presenter hỗ trợ các thư viện đồ họa,… khuyến cáo chư Tôn đức giảng sư sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình.

Trong buổi chia sẻ, Thạc sĩ cũng đưa ra các hình thức tổ chức giảng dạy như: khám phá, ứng dụng, cộng tác,… thông qua các ứng dụng giảng dạy trực tuyến. Các ứng dụng để điểm danh, khởi động lớp học để gỉam bớt được thời gian và công sức của giảng sư.

 

Tiết học đầu tiên của môn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học khép lại trên tinh thần hoan hỷ của đại chúng.

Thực hiện: Tường Huy – Được Huỳnh

Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Văn hóa Trung ương Sơ kết công tác Phật sự quý I và triển khai các Phật sự quý II - 2024

PSO - Sáng ngày 26/04/2024, tại Văn phòng thường trú Ban Văn hóa Trung ương phía Nam (chùa Pháp Hoa, quận 3, TP.HCM) đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác Phật sự quý I và triển khai phương hướng hoạt động cho quý II/2024.

Bến Tre: “Giọt nước nghĩa tình” đến vùng ngập mặn

PSO - Sáng ngày 1/5/2024 (nhằm ngày 23/3 năm Giáp Thìn), trên tinh thần từ bi lân mẫn, thời tiết hanh khô khiến cho các tỉnh miền Tây khan hiếm nước và còn ị ngập mặn. Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của nhân dân. Chính vì thế, Ni sư Như Hiền đã hướng dẫn phái đoàn đến trao nước sinh hoạt đến bà con 4 xã trên địa bàn huyện Bình

TP.HCM: Chùa Pháp Tạng tổ chức khóa tu Một Ngày An Lạc và tổng kết khóa tu học Bậc Lực cho gia đình Phật tử năm 2024

Trước thềm kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của đất nước, quý vị đạo hữu Phật tử gần xa vẫn dành thời gian nghỉ để trở về chốn thiền môn, góp nhặt những giờ phút sống chánh niệm cùng quý đạo hữu gần xa, làm tư lương cho hành trình giác ngộ tự thân, đồng thời đúc kết những lời pháp nhũ quý báu áp dụng vào đời sống thường nhật.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online