Tiền Giang: Truyền thông có phải là Báo chí?

Nghe đọc bài:

PSO - Cốt lõi của Báo chí là “News” (cái gì mới). Với truyền thông thì cốt lõi là “Quản trị thông tin”. Báo chí quan tâm đến một việc là tìm cái mới; Truyền thông là quản lý cái mới cho an toàn, cung cấp thông tin cho cái mới, tham mưu việc quản lý thông tin.

Quan cảnh buổi học sáng ngày 5/4/2024

Sáng ngày 5/4/2024 các học viên khoá Bồi dưỡng Chuyên ngành Thông tin Truyền thông năm 2024 do Ban TT-TT Phật giáo tỉnh Tiền Giang tổ chức, vô cùng hân hoan được cung đón TT.Thích Tâm Hải – UV HĐTS, Phó trưởng Ban TTTT TƯ GHPGVN, Tổng biên Tập báo Giác Ngộ quang lâm thuyết trình về chuyên đề “Báo chí Phật giáo xưa và nay”. 

TT.Thích Tâm Hải – UV HĐTS, Phó trưởng Ban TTTT TƯ GHPGVN, Tổng biên Tập báo Giác Ngộ tại buổi thuyết trình

Cũng như tiêu đề buổi thuyết trình, Thượng tọa nhắc lại quá trình hình thành Báo chí Phật giáo tại Việt Nam, từ buổi sơ khai cho đến ngày nay. Thược tọa cho biết Báo chí Phật giáo Việt Nam thực sự khai sinh và phát triển từ khi có phong trào chấn hưng Phật Giáo vào thập niên 1930. Sự đóng góp to lớn của những Tạp Chí, Nguyệt San này đều được các vị Sư lãnh đạo các Hội Phật giáo điều hành. Nội dung thường phản ảnh thực tế Phật giáo trong từng giai đoạn, cho nên, có những cuộc kết hợp với một số báo chí thời đó, nhưng đồng thời cũng có những cuộc tranh luận, đặc biệt là báo chí Phật giáo ở một số tỉnh miền Nam Nam Bộ (Hội Lưỡng Xuyên và hội Kiêm Tế). 

Báo chí bắt nguồn từ phương Tây du nhập đến Việt Nam năm 1865 với tờ báo được xem là cột mốc đầu tiên là Báo Gia Định. Tuy nhiên, báo chí Phật giáo Việt Nam chính thức bắt đầu từ tháng 8 năm 1929, do tổ Khánh Hòa sáng lập trong công cuộc chấn hưng Phật giáo. Tổ Khánh Hòa cho ấn hành một tập san Phật học bằng quốc ngữ lấy tên là Pháp Âm. Pháp Âm đặt cơ sở tại chùa Xoài Hột (Mỹ Tho) dựa trên sự ủng hộ kinh tế của bổn đạo chùa này. Đó là tờ báo Phật đầu tiên tại miền Nam Việt Nam số đầu ra đời ngày 13/8/1929. 

Bên cạnh đó, có một vị Tăng sĩ trẻ là Sư Thiện Chiếu xuất bản một văn tập lấy tên là Phật Hóa Tân Thanh Niên, nhắm tới giới thanh niên trí thức. Đây chính là hai cột móc rất quan trọng trong lĩnh vực Báo chí Phật giáo.

Sau đó, ở miền Nam có một số tạp chí ra đời: ngày 1/3/1932 Từ Bi Âm; 12/1975 báo Giác Ngộ, 1995 tập Chí Nghiên Cứu Phật Học, 1997 tập Khuông Việt và hiện nay  có Đặc san Hoa Đàm. 

Miền Bắc có Tạp chí Đuốc Tuệ, Tạp chí này ra đời vào đầu tháng Chạp năm 1935 và Miền Trung tờ Tam Bảo là cơ quan truyền bá cuộc chấn hưng Phật giáo. 

Từ những tư liệu trên cho thấy, Truyền thông Phật giáo là phương diện rất quan trọng trong cuộc chấn hưng Phật giáo. Trong đó, việc lập hội để tạo sức mạnh, mở trường, dịch kinh, xuất bản báo chí là nồng cốt.

Sau khi trình bày sơ lược lịch sử báo chí Phật giáo Việt Nam, Thượng tọa tiếp tục hướng dẫn phân biệt giữa “báo chí” và “thông tin”. Báo chí quan tâm đến một việc là tìm cái mới; Truyền thông là quản lý cái mới cho an toàn, cung cấp thông tin cho cái mới, tham mưu việc quản lý.

Truyền thông không nên chạy theo báo chí vì rất nguy hiểm. TT-TT phải hiểu báo chí muốn gì, khi nào nên gửi gắm niềm tin cho báo chí, khi nào nên từ chối báo chí. Người làm Báo chí hay Truyền thông đều phải có những điều kiện như: sự nhận thức, sự hiểu biết và kỷ năng phân tích.

Thượng tọa đã dành thời gian tương tác với học viên vô cùng sôi nổi và đầy niềm hoan hỷ. Kết thúc buổi học, Thượng Tọa nhấn mạnh đến các học viên phải nắm vững được cốt lõi của công tác TT-TT để phục vụ cho Giáo hội và phụng sự nhân sinh tốt hơn.

Ngọc Bối - Nhuận Diệu

Download Android Download iOS
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chúc mừng Phật đản chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Nhân dịp Đại lễ Phật Đản PL.2568, chiều ngày 19-5-2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đến Thiền viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM) thăm, chúc mừng Phật đản đến chư Tôn đức Trung ương GHPGVN và có lời phát biểu chúc mừng Đại lễ Phật đản đến Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước.

Long An: Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tri ân các Anh hùng liệt sĩ và Khánh thành giai đoạn 2 Khu di tích lịch sử quốc gia đồn Long Khốt

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 19/5/2024, tại ấp Trung Môn, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, (tỉnh Long An), UBND tỉnh Long An đã tổ chức lễ tri ân các anh hùng liệt sĩ và khánh thành giai đoạn 2 Đền thờ liệt sĩ, Khu di tích lịch sử quốc gia khu vực đồn Long Khốt.

Tiền Giang: Hội trại Trí Đức lần 2 tại trường mầm non Tịnh Nghiêm

PSO - Trong hai ngày 16 - 17/5/2024 (nhằm ngày 9 - 10/4 năm Giáp Thìn), trong không khí cả nước đón mừng mùa Phật đản, Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nghiêm tổ chức hội trại Trí Đức lần 2 cho các bé đang theo học trường mầm non Tịnh Nghiêm (ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, Tp.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online