21/08/2019 18:11

TP.HCM: Chùa Hòa Quang trang nghiêm tổ chức Đại lễ Vu lan PL.2563


PSO – Hòa chung niềm hân hoan của những người con Phật nhân trong mùa Vu lan Thắng hội, mỗi độ thu về (tháng Bảy hằng năm) hàng triệu người con Phật trên khắp năm châu lại hướng về ngày lễ Vu lan Báo hiếu – ngày mà tất cả những người con đều tưởng nhớ đến thâm ân sinh thành dưỡng dục của Cha và Mẹ. Trong tinh thần đó, sáng ngày 14/8/2019 (nhằm ngày 14/7 năm Kỷ Hợi) tại chùa Hòa Quang, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu và dâng Ca sa PL.2563 – DL.2019.

“Vu Lan đến bao trái tim thổn thức

Vu Lan về hoa đạo nở thơm hương

Vu Lan ơi nét đẹp thật chơn thường

Cho nhân loại tìm về trong ánh đạo.”

Mùa Vu lan là dịp để Phật tử ôn lại tâm hạnh hiếu, tu tạo phước điền hướng về Thầy tổ, ông bà, cha mẹ. Vu lan từ lâu đã trở thành lễ hội văn hóa thiêng liêng của không chỉ những người con Phật mà còn là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Đại lễ Vu lan chùa Hòa Quang tổ chức nhằm dâng trọn lòng thương kính lên những đấng sinh thành và báo đền ân nghĩa tổ tiên cùng cha mẹ quá vãng, những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho độc lập tự do của Tổ quốc. Đồng thời, đây cũng là dịp để người con Phật tri ân tất cả những ơn nghĩa mà mình đã thọ nhận trong đời trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh; dịp các người con trong gia đình một lần nữa thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và người lớn lại có cơ hội hướng về tổ tiên trong mùa Tự tứ.

Quang lâm chứng minh buổi lễ có sự hiện diện của Hòa thượng Thích Như Châu; Thượng tọa Thích Chơn Không; Thượng tọa Thích Chơn Chánh; Thượng tọa Thích Chơn Hiền cùng với 70 quý Thầy, quý Ni sư, Sư cô các tự viện và hơn 500 Phật tử đồng tham dự.

Chương trình được bắt đầu với lời tác bạch của Ni trưởng Thích Nữ Như Trí – Trụ trì chùa Hòa Quang thay mặt chư Ni tại chùa đã thành kính dâng lên cúng dường Ca sa đến chư Tôn đức Tăng, Ni tham dự trong buổi lễ.

Hòa thượng Thích Như Châu đã chia sẻ cùng quý Phật tử “Ý nghĩa và nguồn gốc chiếc Ca sa cùng 12 công dụng và 5 đức tính khác nhau của chiếc Y”. Chiếc Ca sa của người xuất gia đệ tử Phật là một hình tượng cao đẹp, thoát tục. Ca sa không chỉ đơn thuần là một chiếc y che thân, mà là một biểu tượng thanh cao giải thoát của Phật giáo, do vậy, Ca sa cũng được gọi là ‘áo giải thoát’ hay ‘phước điền y’. Chiếc Ca Sa, chiếc áo giải thoát đã trở thành biểu tượng thiêng liêng cao quý được cung kính tôn trọng đối với người con Phật. 

Cảm động nhất là nghi thức cài hoa hồng do các Phật tử thực hiện và bài pháp thoại đầy cảm xúc của Ni trưởng Thích Nữ Như Trí.  Ni trưởng đã chia sẻ về nguồn gốc lễ Vu lan, vì sao có Lễ Vu lan đến Phật tử tham dự.

“Cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật có rất nhiều đại đệ tử, trong đó có đại đệ tử ưu tú là Mục Kiền Liên tôn giả. Theo tích truyện kể lại, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Sau khi mẹ ông là bà Thanh Đề qua đời, ông muốn biết mẹ mình thác sinh về cảnh giới nào nên vận thần thông để quán chiếu khắp thế gian tìm mẹ.

Thấy mẹ bị cực hình ở địa ngục A Tỳ – nơi dành cho những người mắc tội nặng nhất, thân thể tiều tuỵ vì đói khát, Mục Kiền Liên đã mang cơm xuống để dâng mẹ. Nhưng do đói ăn lâu ngày, cùng với bản tính tham lam như khi còn sống, bà Thanh Đề một tay bốc ăn, một tay che bát cơm vì sợ các cô hồn khác đến tranh cướp. Vì thiếu sự nhường nhịn, sẻ chia mà bát cơm vừa đưa lên miệng thì hóa thành lửa đỏ, bà Thanh Đề gào thét trong đau khổ.

Giáo lý nhà Phật là tự độ, tức là tự lực mình mà tu, ai ăn người ấy no, ai tu người ấy chứng. Giá mà lúc đó tự bà Thanh Đề khởi tâm từ, biết chia cho chúng ngạ quỷ ở đó thì có lẽ tích Mục Kiền Liên cứu mẹ không còn nữa. Và khi ấy, tự tâm bà đã thác hóa siêu sinh, tự giải thoát khỏi cảnh địa ngục. Địa ngục là gì? Là khi lòng tham và sự sân hận, đố kỵ của con người vẫn còn. Khi tâm từ biết mở ra, địa ngục sẽ tự biến mất.

Chính bởi tâm tham lam của bà Thanh Đề vẫn còn nên bát cơm trắng biến thành than lửa. Khi đó, bà đã nói một câu: “Mục Liên ơi, con hãy về xin với Đức Phật tìm phương cách cứu mẹ”.

Sau khi gặp mẹ, Mục Kiền Liên về thưa với Đức Phật thì Đức Phật nói rằng thần lực của ông rất lớn nhưng cũng không thể cứu được mẹ mình, cần dựa vào thần lực của chúng Tăng ở khắp mười phương. Tháng 7 phù hợp nhất vì là sau mùa An cư và chư Tăng đã làm lễ Tự tứ, công hạnh sau ba tháng an cư thanh tịnh sẽ cứu được mẹ của ngươi.

Mục Kiền Liên nghe lời Đức Phật, chuẩn bị phẩm vật, cơm canh thanh tịnh dâng lên mời chư Tăng để hồi hướng cầu siêu cho mẫu thân của mình. Nhờ có công đức đó, bà Thanh Đề thoát được cảnh địa ngục.

Khi chư Tăng cầu siêu cho bà Thanh Đề, các tội nhân khác dưới địa ngục nhờ lực chú nguyện cũng được lợi ích.

Tháng 7 âm lịch được gọi là tháng Vu lan Báo hiếu có nguồn gốc từ tích về ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ. Nhân duyên có pháp Vu lan chính là từ bà Thanh Đề và bà cũng là người đề xuất phương thức để Mục Kiền Liên tìm cách hóa giải”.

Sau thời pháp của Ni trưởng Thích Nữ Như Trí, quý Phật tử hiểu được nhiều ý pháp sâu xa, mầu nhiệm trong niềm hỷ lạc vô biên. 

Nhân dịp mùa Vu lan Báo hiếu, Ni trưởng Thích Nữ Như Trí đã trao tặng 900 phần quà mỗi phần trị giá 375 nghìn đồng đến  bà con nghèo, người bị nhiễm chất độc da cam và trẻ em nghèo hiếu học ở các địa phương trong cả nước.

Mùa Vu Lan đã về, dưới ánh hào quang của Đấng Từ Phụ, trái tim người con Phật như cùng nhịp đập khi cùng nguyện cầu cho ai ai cũng thành tựu được hạnh hiếu, thành tựu được đạo đức biết ơn. Cuộc sống sẽ luôn tấp nập và xô đẩy chúng ta qua nhiều ngã rẽ khác nhau, nhưng dù có đi đâu thì cha mẹ vẫn mãi là bờ vai vững chắc. Nếu có thể, hãy biến mọi ngày trong năm đều là ngày Vu lan Báo hiếu. Chúng ta cùng nhau nổ lực thực hành hạnh hiếu để báo đáp thâm ân Cha Mẹ.

“Đêm đêm con thắp đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con”.

Hồ Thủy

 

The post TP.HCM: Chùa Hòa Quang trang nghiêm tổ chức Đại lễ Vu lan PL.2563 appeared first on Phật Sự Online Miền Đông.

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Trang nghiêm Khai mạc Đại Giới đàn Đạt Thanh PL.2567 - DL.2024

PSO - Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), tại chùa Tỉnh Hội (Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai) Giới trường Đại Giới đàn Đạt Thanh, Ban Tổ Chức đã trang nghiêm long trọng tổ chức lễ Khai mạc Đại Giới đàn mang Tôn hiệu Đạt Thanh PL.2568 - DL.2024. Dưới sự chứng minh của Đức Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN, cùng chư Tôn đức lãnh đạo các cấ

Long An: Lễ khởi công xây dựng cầu Rạch Gần 2, xã An Ninh Tây

PSO - Ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 năm Giáp Thìn), BTS GHPGVN huyện Đức Hòa phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ huyện, Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện và UBND xã An Ninh Tây long trọng tổ chức lễ khởi công cầu Rạch Gần 2 tọa lạc ấp An Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online