28/12/2019 13:41

TP.HCM: Tông phong Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 189 năm ngày Thiền sư Tổ Tông – Viên Quang viên tịch

PSO - Sáng ngày 28/12 (nhằm mùng 3 tháng Chạp), Tông môn pháp phái tổ đình Giác Lâm đã trang nghiêm làm lễ tưởng niệm Thiền sư Tổ Tông - Viên Quang và hiệp kỵ chư vị Trụ trì các đời của Tổ đình. Theo định ước và truyền thống của chư Tôn thiền đức trong Tông môn pháp phái, hàng đệ tử, đệ tôn truyền thừa thuộc dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm cứ vào những ngày đầu tháng Chạp âm lịch hàng năm lại cùng nhau vân tập về Tổ đình để làm lễ tưởng niệm ngày viên tịch Tổ sư Tổ Tông – Viên Quang và Tảo tháp chư vị tiền bối Trụ trì các đời. Tại tổ đường trang nghiêm, trầm hương quyện toả, chư Tôn đức đã đối trước di ảnh của chư vị Tổ sư thành kính dâng hương tưởng niệm 189 năm ngày viên tịch của thiền sư Tổ Tông – Viên Quang và hiệp kỵ chư vị Tiền bối hữu công. Theo đó,  đồng tâm phát nguyện cùng nhau đoàn kết Tông môn, giữ gìn Tổ ấn và phát triển đạo vàng vang danh muôn thuở. Dịp này, môn đồ đệ tử đã ôn lại hành trạng và đạo nghiệp của Tổ sư. Đồng thời, theo truyền thống, chư Tôn đức đã cùng nhau hữu nhiễu các bảo tháp của chư Tổ được an trí trong khuôn viên Tổ đình Giác Lâm. Theo sử sách được lưu giữ tại Tổ đình Giác Lâm (quận Tân Bình, TP.HCM), Thiền sư Viên Quang sinh năm 1758, húy là Tổ Tông (người Việt gốc Hoa), vì ông nội của Ngài là một trong số tướng sĩ trong đạo quân của Tổng binh Cao Lôi Liêm Trần Thượng Xuyên của nhà Minh không chịu thần phục nhà Thanh, nên bỏ Trung Hoa qua Đàng Trong (Đại Việt) xin thần phục chúa Nguyễn vào năm 1679, được chúa Nguyễn cho vào làm ăn sanh sống ở Đồng Nai. Lúc còn nhỏ, Thiền sư Viên Quang thường đến chùa Đại Giác tu học với Trụ trì là Hòa thượng Thành Đẳng Minh Lượng. Khi lớn lên, Thiền sư Viên Quang thọ giáo với đệ tử của Hòa thượng Thành Đẳng là Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc, thuộc thế hệ 36 của phái thiền Lâm Tế chánh tông Thiền sư Viên Quang tu học từ nhỏ giỏi chữ Hán, chịu khó và chăm chỉ tu hành, nghiên cứu nhiều kinh sách, từ kinh sách Phật giáo đến các môn học khác như sách Nho học, Lý dịch, Địa lý... nên uyên thâm cả Phật học và Nho học. Năm Nhâm Thìn (1772), chùa Giác Lâm khuyết thầy Trụ trì, nên Phật tử chùa này đến chùa Từ Ân xin Hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc cử Sư đến hoằng hóa. Thiền sư Viên Quang được thầy bổ đến Trụ trì tại chùa Giác Lâm xã Phú Thọ, huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Khi về chùa Giác Lâm, Thiền sư Viên Quang đã là một vị cao tăng uyên bác với tâm nguyện phổ hóa Phật pháp, Thiền sư Viên Quang mở rộng chùa Giác Lâm thành Phật học xá, thông báo cho chư tăng khắp nơi ai muốn tham học Phật pháp thì đến chùa Giác Lâm. Chùa đài thọ cho học tăng mọi phí tổn, từ việc ăn uống đến kinh sách, tập bút... trong suốt hơn 20 năm Năm Mậu Ngọ (1798), Thiền sư cho xây cất chùa lại bằng các loại gỗ quí, cây to, và ngói tốt. Chùa phải xây cất trong nhiều năm mới hoàn thành (1798-1804). Năm Gia Long thứ mười tám (1819), Ngài cho mở Giới đàn tại chùa Giác Lâm, tăng chúng và thiện nam tín nữ đến qui y thọ giới rất đông. Hòa thượng Tổ Tông Viên Quang viên tịch tại chùa Giác Lâm vào ngày mùng ba tháng chạp năm Đinh Hợi (1827), thọ 70 tuổi, đồ chúng lập tháp an vị nhục thân của Tổ tại sân chùa, trên bia tháp chỉ ghi đơn sơ: “Lâm Tế Chánh Tông, Tông Hiến Quang Công, Đại Lão Hòa thượng.” Cuộc đời và đạo nghiệp của Tổ sư Viên Quang có thể xem là vị Tổ có công đầu trong việc đặt nền móng cho Phật giáo Nam Bộ. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, đệ tử của Tổ sư đã làm vẻ vang Phật giáo Việt Nam gần 2 thế kỷ qua như: Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh được thỉnh làm Tăng Cang thời vua Gia Long; tiếp nối truyền thừa là Thiền sư Minh Khiêm có đệ tử Thiền sư Như Hiển – Chí Thiền (Tổ đình Phi Lai, An Giang), cùng nhiều vị Tôn đức Hoà thượng khai sơn và trụ trì nhiều tự viện trên toàn vùng Nam Bộ.

Tâm Giao, ảnh: Đăng Huy

Download Android Download iOS
TP.HCM: Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam

Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 khu vực phía Nam khai mạc sáng 25/4, tại Hội trường Văn phòng 2 Trung ương – thiền viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM), Hội nghị diễn ra 01 ngày, nội dung tập trung triển khai các văn kiện quan trọng của Giáo hội.

Long An: Phật giáo huyện Đức Hòa đồng hành cùng bà con vùng hạn mặn (đợt 1)

PSO - Nhận thấy tình hình khó khăn về nước sinh hoạt của người dân miền Tây khi phải đối diện với hạn mặn kéo dài, thời gian qua, BTS GHPGVN huyện Đức Hòa đã phối hợp Huyện Đoàn Đức Hòa thực hiện mô hình “Chuyến xe nghĩa tình – Hành trình trao gửi yêu thương” trao tặng nước uống và nước sinh hoạt đến bà con huyện Gò Công (tỉnh Tiền Giang), huyện Bì

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online